Tại sao giá trị sử dụng la phạm trù vĩnh viễn

, học viên đăng ký học

Câu 1: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa và giải thích vì sao hàng hóa lại có hai thuộc tính? Câu 2: Phân tích đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tại sao nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù?

1. Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn một hay một số nhu cầu nào đó của con người.
Bất cứ một hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định có thể thỏa mãn một hay một số nhu cầu nào đó của con người. Những công dụng đó được gọi là tính có ích của hàng hóa.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là nội dung vật chất của của cải vì nó do thuộc tính tự nhiên (lý, hóa học) của thực thể hàng hoá đó quyết định.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn vì không phụ thuộc vào sự sự thay đổi của phương thức sản xuất.
Theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và phương pháp để lợi dụng chúng đó đó số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng tốt.
Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện khi nó được tiêu dùng hay sử dụng. Nếu hàng hóa chưa được tiêu dùng thì giá trị sử dụng của nó chỉ ở dạng tiềm năng. Để giá trị sử dụng ở dạng tiềm năng trở thành giá trị sử dụng hiện thực thì hàng hóa đó cần được tiêu dùng.

https://www.youtube.com/watch?v=3bnqdYWTg1M

Muốn hiểu giá trị hàng hóa phải xuất phát từ giá trị trao đổi.
Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Khái niệm: Giá trị trao đổi trước hết là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.

Ví dụ: 1m vải trao đổi lấy 5 kg thóc. (Điều này có nghĩa là 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5kg thóc)
Vấn đề đặt ra là: tại sao hai hàng hoá, hai giá trị sử dụng lại trao đổi được cho nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?
+ Cái chung đó không thể là giá trị sử dụng vì hai loại hàng hóa này có công dụng hoàn toàn khác nhau (vải để mặc, thóc để ăn). Và sự khác nhau đó chỉ là điều kiện cần thiết để sự trao đổi xảy ra vì không ai đem trao đổi những vật phẩm giống hệt nhau về giá trị sử dụng.
+ Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vậy, thực chất người ta trao đổi hàng hóa với nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong trong những hàng hóa đó.

Câu 2 : Những đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

– Về hệ thống mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rỏ: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thực hiện: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó trong phát triển nền kinh tế thị trường, phải tạo điều kiện để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất và không ngừng phát triển lực lượng sản xuất; phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối; phát triển kinh tế thị trường để từng bước xây dựng hạ tầng kinh tế cho chủ nghĩa xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Tham khảo thêm  Cảm âm mùa xuân đầu tiên

Mục tiêu kinh tế – xã hội – văn hóamà nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải đạt là:

Làm cho dân giàu: Nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân GDP đầu người tăng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội ngày càng được thu hẹp.

Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường cho ngân sách quốc gia; ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn; ở sự sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia; ở sự bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các bí mật quốc gia về tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng.

Làm cho xã hội công bằng, văn minh: Thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi ích ngay trong nội bộ nền kinh tế thị trường, ở đó việc góp phần to lớn vào giải quyết các vấn đề xã hội, ở việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ có giá trị không chỉ về kinh tế mà còn có giá trị cao về văn hóa, xã hội.

Về mục tiêu chính trị:Làm cho xã hội dân chủ, biểu hiện ở chỗ dân chủ hóa nền kinh tế, mọi người, mọi thành phần kinh tế có quyền tham gia vào hoạt động kinh tế, vào sản xuất kinh doanh, có quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của mình; quyền của người sản xuất và người tiêu dùng được bảo vệ trên cơ sở pháp luật của nhà nước.

– Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế: Nền kinh tế có nhiều thành phần, với nhiều hình thức sở hữu. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với nhau trên cơ sở pháp luật của nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội về cơ bản được xây dựng xong.

– Về chế độ phân phối: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; đồng thời có các hình thức phân phối khác nữa (phân phối theo vốn, theo tài năng cùng các nguồn lực khác đóng góp vào sản xuất kinh doanh), vừa khuyến khích lao động, vừa bảo đảm phúc lợi xã hội cơ bản, bảo đảm sự phân phối công bằng, hợp lý và hạn chế sự bất bình đẳng trong xã hội.

Tham khảo thêm  Cô nàng nghiện làm (Working Girl): Bộ phim 18+ ăn khách nhất màn ảnh xứ Hàn

– Về vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự quản lý và điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường phải định hướng cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân lao động thông qua hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, có sử dụng cơ chế thị trường (vận dụng các quy luật kinh tế thị trường để đưa ra những công cụ tác động vào thị trường) kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.

Sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Nhà nước thực hiện chính sách xã hội, một mặt, khuyến khích làm giàu hợp pháp, mặt khác phải thực hiện xóa đói, giảm nghèo.

– Về nguyên tắc giải quyết các mối quan hệ chủ yếu: Kết hợp ngay từ đầu giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, bảo đảm giải phóng sức sản xuất; xây dựng lực lượng sản xuất kết hợp với củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới XHCN, nhằm phục vụ cho phát triển sản xuất và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữa phát triển sản xuất với từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề xã hội và công bằng xã hội, ngăn chặn các tệ nạn xã hội; giải quyết tốt các nhiệm vụ chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh, quốc phòng.

– Về tính cộng đồng và tính dân tộc: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta mang tính cộng đồng cao theo truyền thống của xã hội Việt Nam, phát triển kinh tế thị trường có sự tham gia của cộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội Việt Nam giàu có, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, dân chủ, công bằng, văn minh, đảm bảo cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.

– Về quan hệ quốc tế: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta dựa vào sự phát huy tối đa nguồn lực trong nước và triệt để tranh thủ nguồn lực nước ngoài theo phương châm Kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại và sử dụng các nguồn lực đó một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao, để phát triển nền kinh tế đất nước với tốc độ nhanh, hiện đại và bền vững.

Tham khảo thêm  Xigncode3 Là Gì ? Cách Sửa Lỗi Xigncode Trên Fifa Online 4 Xigncode3 Là Gì

Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang tính phổ biến (đặc trưng chung) của mọi nền kinh tế thị trường; vừa có đặc trưng riêng của tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai nhóm nhân tố này cùng tồn tại, kết hợp và bổ sung cho nhau. Trong đó, nhóm đặc trưng chung đóng vai trò là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhóm đặc trưng riêng đóng vai trò hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

1

Hai thuộc tính của hàng hóa

Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.

– Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất… Và ngay mỗi một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế..

Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.

Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào. C.Mác chỉ rõ: Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.

Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.

Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người. nhưng không phải là hàng hóa. Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.

Rate this post