Quy phạm thi công nghiệm thu công tác cốt thép

, học viên đăng ký học

Cốt thép dùng trong thiết kế bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 : 1991 “Kết cấu bê tông cốt thép” và TCVN 1651 : 1985 “Thép cốt bê tông”.

Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985 “Kim loại – Phương pháp thử kéo” và TCVN 198 : 1985 “Kim loại – Phương pháp thử uốn”.
Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nên đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công.
Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích thước hình học như nhau, nhưng tính chất cơ lý khác nhau.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

  • Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ;
  • Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại;
  • Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.

Cắt và uốn cốt thép.

Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Sản phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô. Mỗi lô gồm 100 thanh thép cùng loại đã cắt và uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thành bất kỳ để kiểm tra. Trị số sai lệch không vượt quá các trị số ở bảng 4.
Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-cốt-thép.jpg
Trong đó:

  • d : Đường kính cốt thép;
  • a :Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

Hàn cốt thép

Liên kết hàn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải đảm bảo chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế.

  • Khi chọn phương pháp và công nghệ hàn phải tuân theo tiêu chuẩn TCXD 71 : 1977 “Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bê tông cốt thép”. Việc liên kết các loại thép có tính hàn thấp hoặc không được hàn cần thực hiện theo chỉ dẫn của cơ sở chế tạo.

Khi hàn đối đầu các thanh cốt thép cán nóng bằng máy hàn tự động hoặc bán tự động phải tuân theo tiêu chuẩn TCXD 72 : 1977 “Quy định hàn đối đầu thép tròn”.
Hàn điểm tiếp xúc thường được dùng để chế tạo khung và lưới cốt thép có đường kính nhỏ hơn 10mm đối với thép kéo nguội và đường kính nhỏ hơn 12mm đối với thép cán nóng.
Khi chế tạo khung cốt thép và lưới cốt thép bằng hàn điểm, nếu thiết kế không có chỉ dẫn đặc biệt thì thực hiện theo quy định sau:

  • Đối với thép tròn trơn hàn tất cả các điểm giao nhau;
  • Đối với thép có gờ hàn tất cả các điểm giao nhau ở hai hàng chu vi phía ngoài các điểm còn lại ở giữa cách một hàn một theo thứ tự xen kẽ;
  • Đối với khung cốt thép dầm, hàn tất cả các điểm giao nhau.
Tham khảo thêm  Cảm âm Lời ca dâng Bác | Sáo

Hàn hồ quang được dùng trong các trường hợp sau:

  • Hàn nối dài các thanh cốt thép cán nóng có đường kính lớn hơn 8mm;
  • Hàn tất cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết các mối nối trong lắp ghép.

Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt;
  • Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.

Liên kết hàn được tiến hành kiểm tra theo từng chủng loại và từng lô. Mỗi lô gồm 100 mối hàn hoặc 100 cốt thép loại khung, loại lưới đã hàn. Những lô sản phẩm này được kiểm tra theo nguyên tắc sau:

  • Mỗi lô lấy 5% sản phẩm nhưng không ít hơn 5 mẫu để kiểm tra kích thước, 3 mẫu để thử kéo và 3 mẫu để thử uốn;
  • Trị số các sai lệch so với thiết kế không vượt quá các giá trị trong bảng 6 đối với chất lượng mối hàn.

Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-cốt-thép-1.jpg
Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-cốt-thép-2.jpg
Trong đó:

  • d – đường kính thanh thép.

Nối buộc cốt thép:

Việc nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại thép được thực hiện theo quy định của thiết kế. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép có gờ.
Việc nối buộc cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén. Các kết cấu khác chiều dài nối buộc không nhỏ hơn các trị số ở bảng 6;
  • Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không uốn móc;
  • Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm;
  • Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu).
Tham khảo thêm  Thời đại công nghệ 4.0 tiếng Anh là gì

Thay đổi cốt thép trên công trường.

Trong mọi trường hợp việc thay đổi cốt thép phải được sự đồng ý của thiết kế. Trường hợp sử dụng cốt thép xử lý nguội thay thế cốt thép cán nóng thì nhất thiết phải được sự đồng ý của cơ quan thiết kế và chủ đầu tư.

Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.

Việc vận chuyển cốt thép đã gia công đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép;
  • Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủn loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng;
  • Các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển.

Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-cốt-thép-3.jpg
Công tác lắp dựng cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Các bộ phần lắp dựng trước, không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau;
  • Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông;
  • Khi đặt cốt thép và cốt pha tựa vào nhau tạo thành một tổ hợp cứng thì cốp pha chỉ được đặt trên các giao điểm của cốt thép chịu lực và theo đúng vị trí quy định của thiết kế.

Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và được làm bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá huỷ bê tông.
Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không vượt quá 3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày a nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ a lớn hơn 15mm.
Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng cần được thực hiện theo các yêu cầu sau:

  • Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau, theo thứ tự xen kẽ;
  • Trong mọi trường hợp, các góc của đại thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn dính 100%.

Việc nối các thanh cốt thép đơn vào khung và lưới cốt thép phải được thực hiện theo đúng quy định của thiết kế. Khi nối buộc khung và lưới cốt thép theo phương làm việc của kết cấu thì chiều dài nối chồng thực hiện theo quy định ở bảng 8 nhưng không nhơ hơn 25mm.
Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-cốt-thép-4.jpg
Chú thích:

  • d- Đường kính của cốt thép chịu lực.
Tham khảo thêm  Cảm âm Vó ngựa trên đồi cỏ non

Chuyển vị của từng thanh thép khi chế tạo hoặc khi lắp dựng khung lưới cốt thép không được lớn hơn 1/5 đường kính của thanh lớn nhất là 1/4 đường kinh của bản thân thanh đó. Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng được quy định ở bảng 9.
Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-cốt-thép-5.jpg

Kiểm tra và nghiệm thu công tác cốt thép.

Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm các phần việc sau:

  • Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế;
  • Công tác gia công cốt thép; phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép trước khi gia công. Trị số sai lệch cho phép đối với cốt thép đã gia công ghi ở bảng 4;
  • Công tác hàn: bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn và chất lượng mối hàn. Trị số sai lệch cho phép đối với sản phẩm cốt thép đã gia công hàn theo bảng 5 và chất lượng mối hàn theo bảng 6.
  • Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
  • Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
    • Sự phù hợp của phương tiện vận chuyển đối với sản phẩm đã gia công.
    • Chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so với thiết kế;

Trị số sai lệch cho phép đối với công tác láp dựng cốt thép được quy định ở bảng 9;

  • Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế;
  • Sự phù hợp của các loại vật liệu làm con kê, mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép a được quy định như trong hình 1.

Trình tự, yêu cầu và phương pháp kiểm tra công tác cốt thép thực hiện theo quy định ở bảng 10.
Việc nghiệm thu công tác cốt thép phải tiến hành tại hiện trường theo các yêu cầu và bảng 10 để đánh giá chất lượng công tác cốt thép so với thiết kế trước khi đổ bê tông.
Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-cốt-thép-6.jpg
Khi nghiệm thu phải có hồ sơ bao gồm:

  • Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công và kèm biên bản về quyết định thay đổi;
  • Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia công cốt thép;
  • Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế;
  • Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và lắp dựng cốt thép;
  • Nhật ký thi công.

Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-cốt-thép-7.jpg

dự án richmond quy nhon
blog xây dựng
  • mphoankiem29

    Theo dõi cái nghiên cứu

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *