Người xem đã được một phen sửng sốt khi ngắm những thiếu nữ Việt xưa kia khỏa thân… trong bộ sưu tập ảnh của nhà sưu tập người Pháp Philippe Chaplain. Những phụ nữ Việt, già có, trẻ có, đã khỏa thân trong nhiều tư thế, nhiều dáng điệu, trong những bối cảnh và phục sức khác nhau.
Không phải chỉ ngày nay mới xuất hiện “phong trào” chụp ảnh khỏa thân, mà từ cách đây hơn một thế kỷ, những người phụ nữ Việt cũng đã có những bức ảnh khỏa thân để đời.
Những bức ảnh này đã được giới thiệu tại Việt Nam trong một triển lãm ảnh vào năm ngoái. Khi đó, những bức ảnh khỏa thân này đã gây ra nhiều tranh cãi.
Nhiều người cho rằng những bức ảnh này chẳng qua cũng chỉ là ảnh khiêu dâm, được một tay chuyên chụp ảnh khiêu dâm chụp, với ý đồ khai thác những hình ảnh dung tục của phụ nữ Việt Nam, qua đó hạ bệ Việt Nam, nhằm chứng minh Việt Nam chỉ là một dân tộc thuộc địa thấp kém. Ngoài mục đích chính trị này, tay chụp ảnh còn muốn qua những hình ảnh này để quảng bá, lôi cuốn đàn ông Pháp sang Việt Nam làm nhiệm vụ khai thác thuộc địa.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng, những bức ảnh này không hề dung tục, mặc dù chúng cũng chỉ cho người ta thấy, Việt Nam đúng là một thuộc địa lạc hậu. Và tác giả của những bức ảnh này đã nhìn những người phụ nữ Việt khỏa thân bằng cái nhìn ngạc nhiên và thú vị.
Những bức ảnh phụ nữ Việt khỏa thân này nằm trong số hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của nhà nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937). Ông đã mô tả rất chân thực hình ảnh và cuộc sống của những tầng lớp người Việt Nam dưới thời Pháp cai trị.
Những bức ảnh đó được đánh giá là những bức ảnh chân thực, giàu tính tư liệu, được chụp bởi tay máy chuyên nghiệp biết tôn trọng văn hoá bản địa, và còn được chụp với với một tinh thần dân tộc học rõ nét nhằm truyền đạt những thông tin văn hóa bằng hình ảnh.
Những bức ảnh này sau đó được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ.
Đặc biệt hơn, những hình ảnh này đã được người Pháp dùng làm bưu thiếp – một phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng vào thời thuộc địa.
Nguồn : lichsu.vn