Điện Dục Anh, đền Cây Quế và đình Hòa Mục, nơi thờ phụng các danh tướng thời vua Mai Hắc Đế và Bố Cái Đại Vương vua Phùng Hưng

, học viên đăng ký học
Điện Dục Anh thờ thánh mẫu hoàng hậu Phạm Thị Uyển, Đình Hòa Mục thờ hoàng hậu Phạm Thị Uyển và hai em là Phạm Miện, Phạm Huy, cháu của vua Phùng Hưng. Ba chị em bà đều là danh tướng, được nhân dân địa phương tôn vinh thành hoàng tại đình Hòa Mục. Đền Cây Quế là địa điểm thờ Mẫu.

Cụm di tích Đình Trong, Đình Ngoài và đền Dục Anh nằm ở phường
Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Di tích quần tụ trong một thôn, bên sông Tô Lịch,
cách Ngã Tư Sơ chừng vài cây số.

Lược sử

Theo thần tích lưu giữ trong đình làng Hòa Mục, xưa kia ở quận
Nam Xương có ông Phạm Huyên, hiệu Minh Dực, kết duyên cùng bà Phùng Thị Thảo,
hiệu Diệu Hoa – chị ruột của Phùng Hưng. Họ sinh được con gái đầu (Ả Đại Nương)
là Phạm Thị Uyển, sau đó có thêm hai con trai là Phạm Miện, Phạm Huy. Khi Phùng
Hưng khởi nghĩa, hai người em đã theo cậu ruột về giải phóng thành Tống Bình, tức
thành Đại La ở thế kỷ 8.

Thánh Mẫu Ả Đại Nương là Phạm Thị Uyển nổi tiếng xinh đẹp, mắt
phượng mày ngài, đến năm 18 tuổi bà lấy Mai Thúc Loan. Năm 713, đức Mai Thúc
Loan dựng cờ khởi nghĩa ở Nam Đàn (Nghệ An). Tháng 4/713, đức ông Mai Thúc Loan
lên ngôi vua, lấy hiệu là Mai Hắc Đế.

Tương truyền, vì mến phục tài năng của Mai Thúc Loan, Phùng
Hạp Khanh đã gả cháu gái của mình là Phạm Thị Uyển cho ông. Sau khi về nhà chồng,
Hoàng hậu Phạm Thị Uyển cùng chồng chung vai gánh vác sự nghiệp. Vốn là người
có chí khí, văn võ song toàn, am hiểu binh thư, sách lược đánh trận, bà thường
bàn luận việc cơ mật với Mai Thúc Loan.

Nhà Đường cử đại binh sang đàn áp. Phạm Thị Uyển dẫn đầu một
cánh quân thủy nghênh chiến. Thế giặc mạnh, bà gieo mình xuống sông tự vẫn, xác
trôi qua Hòa Mục, dân làng vớt lên lập mộ bên bờ sông Tô Lịch, rồi xây thành miếu
Ả Đại Nương. Bảy thế kỷ sau, nghĩa quân Lam Sơn tiến về bao vây giặc Minh trong
thành Đông Đô. Một lần Lê Lợi nghỉ đêm ở miếu này được bà báo mộng sẽ phù hộ để
chiến thắng. Khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã ban sắc phong bà là Khiêm Sung đại
vương.

Tham khảo thêm  Cập nhật chi tiết 23 địa điểm Du Lịch Vĩnh Long mới nhất 2021

Ngôi miếu thờ Ả Đại Nương sau này được một người làng Hòa Mục
làm tới chức tuần phủ Bắc Giang là Nguyễn Văn Nhã cho tôn tạo thành điện Dục
Anh, có thờ thêm cả Mẫu Liễu Hạnh. Phía tây, giáp với điện này có ngôi đền Cây
Quế, xưa kia vốn thuộc làng Tả Vọng, khoảng chỗ phố Trần Nguyên Hãn bây giờ.
Năm 1898, chính quyền thực dân Pháp lấy đất làm nhà máy điện Bờ Hồ, nên dân Tả
Vọng mới di chuyển ngôi đền về làng Hòa Mục. Ngày nay, đền Cây Quế còn được biết
đến như Thiên Tiên Quế Điện, một điểm thực hành tín ngưỡng thờ Tứ Phủ.

Tại vùng Lãng Bạc (Hồ Tây) và các cửa sông Thiên Phù, Tô Lịch
thông ra sông Hồng trước đó từng diễn ra trận đánh đầu tiên của nghĩa quân Hai
Bà Trưng với bọn giặc xâm lăng Mã Viện. Theo truyền thuyết, trận ấy có hai nữ
tướng hy sinh anh dũng, về sau được dân làng Hòa Mục lập miếu thờ, gọi là miếu
Hai Cô. Hiện ngôi miếu nhỏ này nằm cạnh tam quan điện Dục Anh và trong di tích
vẫn còn tấm bia đá mang niên hiệu Chính Hoà (1680-1705) ghi lại việc trùng tu.

Kiến trúc

Điện Dục Anh quay mặt về hướng đông-bắc, nhìn ra sông Tô Lịch
và cầu Hòa Mục với cầu vượt Lê Văn Lương. Tam quan rộng 3 gian 2 dĩ, các cửa chỉ
mở vào dịp lễ, tường hồi bít đốc, đầu hiên có tượng hai Hộ pháp đối diện. Phía
sau là một phương đình nhỏ, xây kiểu chồng diêm. Tiếp đến là đại đền 5 gian nối
liền với hậu cung thành hình “chữ Đinh”. Cạnh tam quan có cổng phụ dẫn
vào sân, bên tay trái là dãy nhà khách khá dài. Sau hậu cung có ao nhỏ với hòn
non bộ, xa hơn là vườn cây và một cổng phụ khác mở ra ngõ, đối diện bức tường của
đền Cây Quế.

Tham khảo thêm  Ảnh nude của phụ nữ Việt cách đây một thế kỷ

Trong sân đền Cây Quế. Panorama ©2017 NCCong

Đền Cây Quế cũng có cổng chính với các trụ biểu nhỏ nhìn ra
sông Tô Lịch. Du khách đi theo lối này từ cổng bước qua vườn cây sẽ vào sân
chính. Quanh sân là nhà khách, ngôi đền cũ và điện Mẫu. Điện Mẫu xây to nhất, mặt
quay về hướng đông-nam, bên hữu điện là một dãy hành lang dựa vào bức tường bao
khuôn viên. Từ sân chính còn có cổng phụ mới xây và mở ra ngõ 139 Nguyễn Ngọc
Vũ.

Đình Hòa Mục

Đi sâu vào con ngõ lớn này khoảng trăm bước, du khách sẽ thấy
bên trái là hai cái ao đình khá lớn. Đình làng Hòa Mục gồm đình Ngoài và đình
Trong.

Đình Trong, đình Ngoài là cụm di tích thờ chung 3
vị thành hoàng là ba anh em ruột: Phạm Uyển, Phạm Miễn và Phạm Huy. Theo thần
tích Ba Chị em họ Phạm người làng Thọ Xương, quận Nam Xương đều có trí lực hơn
người.

Lớn lên gặp họa đất nước đang chìm đắm dưới ách đô hộ của
nhà Đường khi Phùng Hưng và em là Phùng Hải là cậu họ của hai anh em đứng dậy
phất cờ khởi nghĩa, hai anh em họ Phạm đã đứng dưới cờ của Phùng Hưng, chiêu mộ
quân sĩ vây thành Tông Bình.

Cao Chính Bình trong thành lo sợ quá phát bệnh rồi chết. Sau
khi đánh đuổi giặc ngoại xâm hai anh em họ Phạm được phong tướng, coi sóc các
vùng ở phía tây Hà Nội. Khi hai ông mất nhân dân trong vùng đã lập đền thờ.

Đình Trong có quy mô khá lớn, phía trước là một ao tròn, qua
ao là cổng với 4 cột đồng trụ. Qua tam quan có hai nhà tả, hũu vu ở hai bên. Kiến
trúc chính gồm đại bái 5 gian 2 dĩ, phía sau có hậu cung nối vào gian giữa đại
bái.

Bộ cửa đại bái làm kiểu bức bàn suốt 5 gian. Vì mái làm kiểu
“thượng chồng giường hạ kẻ”. Điêu khắc trên kiến trúc tập trung ở các cổn mê, bẩy,
kẻ và các con giường. Đề tài trang trí phong phú với lão trúc, long mã, long cuổn
thuỷ, cá chép vượt vũ môn.

Tham khảo thêm  Cập nhật chi tiết 23 địa điểm Du Lịch Vĩnh Long mới nhất 2021

Đình Ngoài hiện nay đã bị mất tam quan. Đại bái gồm 3 gian.
Bốn cửa làm kiểu “thượng song hạ bản”. Bộ vì mái làm kiểu “thượng chồng giường
giá chiêng hạ kẻ”. Trang trí được tập trung vào các bức cốn của gian giữa với
đê tài tứ linh, tứ quý; các bay và kẻ thì chủ yếu là vân xoắn và hoa lá.

Di sản

Bên trong cụm di tích của làng Hòa Mục bao gồm các đình đền
nói trên hiện nay vẫn lưu giữ được những đồ tế khí, bia, chuông, tượng cũng như
các tạo tác kiến trúc, chủ yếu là sản phẩm nghệ thuật của hai thế kỷ 19-20.

Trang trí của đình Ngoài được tập trung vào các bức cốn của
gian giữa với các đề tài tứ linh, tứ quý; các bay và kẻ thì chủ yếu là vân xoắn
và hoa lá. Bộ cửa đại bái của đình Trong được làm kiểu bức bàn suốt 5 gian.
Điêu khắc trên kiến trúc tập trung ở các cổn mê, bẩy, kẻ và các con rường. Phần
trang trí gồm có các đề tài lão trúc, long mã, long cuổn thuỷ, cá chép vượt vũ
môn.

Cứ 5 năm một lần, dân chúng địa phương lại tổ chức lễ hội để
vinh danh Ả Đại nương và hai người em đã được các vua chúa thời xưa phong làm
ba vị thành hoàng của làng. Tại hậu cung đình Hòa Mục có 17 đạo sắc phong cùng
khá nhiều tấm bia đá và bức hoành phi viết bằng cổ văn chữ Hán.

Ngày 22-4-1992, cụm di tích đình Hòa Mục, điện Dục Anh và đền
Cây Quế đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc
gia. Năm 2008 lại hoàn thành một đợt trùng tu với kinh phí nhà nước hỗ trợ và
công đức của thiện nam tín nữ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *