TIÊU CHUẨN NGÀNH
22 TCN 159-86

CỐNG TRÒN BÊ TÔNG CỐT THÉP LẮP GHÉP YÊU CẦU KỸ THUẬT

Tiêu-chuẩn-ngành-22-tcn159-1986-cống-tròn-bê-tông-cốt-thép-lắp-ghép.jpg
Tiêu chuẩn này được áp dụng để xây dựng các loại cống tròn thoát nước bằng bê tông cốt thép lắp ghép (CTBTCT) dưới nền đường trên các tuyến đường sắt khổ 1000, 1435 mm, tuyến đường ôtô và đường thành phố. Khi xây dựng CTBTCT thì ngoài tiêu chuẩn này, còn xét tới các yêu cầu tương ứng của những tiêu chuẩn quy trình hiện hành về tuyến đường sắt và đường ôtô thuộc mạng lưới chung toàn quốc về các đường thành phố và quảng trường, phải xét đến các quy định thiết kế ở vùng có động đất trong điều kiện nền đất đặc biệt (đất lún, đất có chất muối), phải xét đến các yêu cầu đảm bảo an toàn vận chuyển đảm bảo an toàn lao động cho công nhân trong thời gian xây dựng và duy tu cống.
1. QUY CÁCH
1.1. Đường kính trong của cống tròn BTCT được chọn làm kích thước cơ bản để tiến hành thiết kế mô đun các kích thước trong xây dựng cống tròn BTCT lắp ghép. Dây kích thước cơ bản gồm 6 trị số tiêu chuẩn sau:
D = 0,50; 0,75; 1,00; 1,25; 1,50; 2,00m.
Đường kính trong của cống tròn BTCT được dùng để chỉ khẩu độ định danh của cống tròn BTCT.
1.2. Cống tròn thoát nước bằng bê tông cốt thép gồm có bốn bộ phận (hình 1) sau:

  1. Móng cống (tấm đỡ, khối móng);
  2. Thân cống (ống cống);
  3. Cửa cống (tường đầu, tường cánh, sán cống);
  4. Kết cấu gia cố cửa vào và cửa ra.

1.3. Miệng cống tròn làm theo hai dạng sau:

  • Cống tròn miệng thẳng;
  • Cống tròn miệng loe.

(Xem phụ lục 2 và 3)
1.4. Cống tròn có thể dùng một cửa, hai cửa hay ba cửa. Đường kính ống cống và số lượng cửa cống xác định theo lưu lượng thoát nước và chiều cao nền đường, song nên ưu tiên chọn dùng cống tròn có đường kính lớn, ít cửa cống.
1.5. Khi cần xây dựng cống tròn nhiều cửa (hình 2) thì khoảng cách đường tim các ống cống dùng theo bảng 1-1.
Khoảng cách tim ống cống (k).

By Admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *