Kỹ thuật rung hơi: Đây là kỹ thuật rất cần thiết và quan trọng. Rung hơi là kỹ thuật dùng hơi để tạo ra âm rung của tiếng sáo phát ra. Cường độ của một nốt nhạc trên sáo phát ra sẽ không được giữ nguyên nữa mà sẽ “rung”, tức là sẽ thay đổi mạnh nhẹ theo một tốc độ nhanh chậm khác nhau.

Mục lục – kích vào mục lục để đến phần cần xem

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật rung hơi trong sáo trúc

( sử dụng cho tất cả các loại tiêu sáo)

Rung hơi là gì?

  • Rung hơi là kỹ thuật thay đổi cường độ luồng hơi mạnh nhẹ với các tần số nhanh chậm khác nhau để tạo ra sự thay đổi về cường độ của tiếng sáo phát ra. Cường độ của một nốt nhạc trên sáo phát ra sẽ không được giữ nguyên nữa mà sẽ “rung”, tức là sẽ thay đổi mạnh nhẹ theo một tốc độ nhanh chậm khác nhau. Cường độ của tiếng sáo sẽ thay đổi theo hình lượn sóng.
  • Tùy vào tốc độ rung nhanh hay chậm mà các bước sóng (khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng hay khoảng thời gian giữa 2 lần tiếng sáo phát ra to nhất (cũng cao nhất)) sẽ ngắn hay dài
  • Tùy vào biên độ rung mạnh hay nhẹ mà chiều cao của đỉnh sóng (khoảng cách về cường độ, độ to giữa lần thời điểm tiếng sáo to nhất và tiếng sáo bé nhất) là cao hay thấp. Tức là rung càng mạnh thì nghe sự chênh lệch càng rõ và ngược lại

Tại sao cần rung hơi:

  • Rung hơi giúp đoạn nhạc sẽ có độ truyền cảm hơn, nó giống như ngân nga trong hát
  • Rung hơi giúp tạo điểm nhấn cho bản nhạc

Những hình thức rung hơi:

  • Rung hơi ngắn: là hình thức rung hơi nhanh vào một nốt có trường độ ngắn. Việc rung hơi này chủ yếu để tạo điểm nhấn cho nốt nhạc đó, hoặc thể hiện đúng phong cách, cái chất, cái hồn của từng dòng nhạc.
  • Rung hơi dài (kỹ thuật ngân nga trong tiếng sáo): là rung hơi ở các nốt có trường độ dài. Thường thì những nốt có trường độ dài sẽ ở cuối câu nhạc.
  • Rung hơi nhanh: Là hình thức rung hơi với tốc độ rung nhanh, thường được áp dụng với kỹ thuật rung ngắn, hoặc ở những nốt nhạc cần thể hiện sự day dứt, nồng cháy, réo rắt, não nề, …
  • Rung hơi chậm: là hình thức rung hơi với tốc độ rung chậm, thường là rung hơi dài. Rung hơi chậm sẽ thể hiện được sự nhẹ nhàng, mềm mại, sự dạt dào, da diết, …
  • Rung hơi mạnh, rung hơi sâu: là hình thức rung hơi với cường độ mạnh. Chúng ta sẽ nghe rõ ràng hơn sự chênh lệch cường độ nốt nhạc. Rung hơi mạnh sẽ thể hiện được sự sâu sắc, mạnh mẽ của cảm xúc
  • Rung hơi nhẹ, rung hơi nông: là hình thức đối nghịch với rung hơi sâu.
  • Khi kết hợp các hình thức rung hơi trên với nhau, chúng ta sẽ được nhiều hình thái rung hơi khác nhau, đặc trưng cho từng cảm xúc giai điệu khác nhau. Ví dụ như rung từ nhanh đến chậm từ nhẹ đến mạnh và ngược lại, hoặc rung nhanh nhưng rung nhẹ, rung nhanh và rung mạnh, …

Ngoài ra chúng ta cũng có thể phân rung hơi ra làm 2 loại:

  • Rung hơi bằng bụng hoặc bằng ngực, tức là bằng nguồn hơi trong cơ thể, lấy hơi bằng bụng thì rung bụng, bằng ngực thì rung ngực. Khi chúng ta thay đổi luồng hơi mạnh nhẹ từ trong bụng hoặc ngực để rung hơi, thì chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển tốc độ rung nhanh – chậm, hay cường độ rung mạnh – nhẹ tùy ý và âm rung sẽ “sâu” hơn, êm hơn và mượt mà hơn.
  • Rung hơi bằng cổ: là phương pháp sử dụng sự co bóp của cổ để thay đổi luồng hơi thổi ra. Rung hơi bằng cổ sẽ khó thay đổi tốc độ rung và âm rung khá rõ ràng và nhanh nhưng âm rung sẽ không êm và mượt và tốc độ rung sẽ cố định. Nó giống như tiếng nấc ực..ực ..ực … hay như lúc chúng ta cười nức nở.

Sử dụng kỹ thuật rung hơi ở đâu:

  • Thường thì chúng ta sẽ rung hơi vào những nốt có trường độ dài vì ở những nốt đó thường cần sự truyền cảm và sẽ có đủ thời gian để thực hiện kỹ thuật rung hơi.
  • Chúng ta thường rung hơi vào nốt trưởng của giọng. Tức là bài nhạc đó viết ở giọng đô trưởng thì ta rung vào nốt Đô, … Và thường thì các nốt đó cũng có trường độ dài hơn các nốt khác. Cái này mình không chắc chắn đâu nhé!
  • Đối với một số dòng nhạc cổ truyền, đặc trưng hoặc là dòng nhạc truyền thống của vùng nào đó, khi chúng ta rung hơi và thực hiện các kỹ thuật khác vào đúng nốt nhạc nào đó ( fa, sol, la, …gì đó) thì chúng ta mới thực sự thổi đúng chất của bài đó, thổi ra hồn của họ.

Các bước tập kỹ thuật rung hơi, mình sẽ chú trọng hướng dẫn kỹ thuật rung hơi bằng bụng

  • Lấy một làn hơi thật đầy vào bụng
  • Đặt môi lên sáo và thổi từng nốt một và kéo hơi thật dài. Trong quá trình thổi nốt đó, chúng ta điều khiển luồng hơi mạnh nhẹ thay đổi liên tục. Hãy tưởng tượng cường độ luồng hơi mình thổi ra thay đổi từ mạnh đến nhẹ như một cơn sóng vậy
  • Tăng tốc độ rung và tăng độ mạnh rung dần lên
  • Tập rung hơi kết hợp xông hơi các nốt từ Do1 cho đến Sol3
  • Những vấn đề khi tập và sử dụng kỹ thuật rung hơi:
  • Rung hơi quá chậm và không rung nhanh lên được: đây là vấn đề nhiều bạn mắc phải, thường thì âm rung sẽ ngắt quảng, yếu ớt, nghe giống đuối hơi bị ngắt tiếng hơn là rung hơi. Lý do chính ở đây là hơi của bạn còn quá yếu và bạn rung hơi quá nhẹ. Để rung hơi nhanh, các bạn cần rung hơi mạnh hơn, tức là nếu cường độ nốt nào đó các bạn thổi bình thường là X thì các bạn hay rung hơi ở cường độ X+ chứ đừng rung ở cường độ X-
  • Không rung hơi được các nốt cao. Lý do là các bạn không đủ hơi, khả năng ém hơi thấp hoặc rung hơi nhẹ và yếu. Ở các nốt cao hoặc ở các cây sáo tone cao, việc rung hơi sẽ khó hơn do tốn hơi hơn và môi phải ém hơi tốt hơn. Khi đó việc điều chỉnh luồng hơi sẽ khó hơn.

Shop sáo trúc Lãng Tử: chuyên sáo ngang trúc nứa, sáo bầu, sáo mèo, tiêu bát khổng, tiêu trúc tím, các loại sáo Tàu được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. Các bạn có nhu cầu có thể ghé thăm Shop sáo trúc uy tín chất lượng

Shop bán sáo trúc giá rẻ – giao hàng toàn quốc
Click để vào xem và mua sáo trúc, tiêu, …

Tôi đam mê tiêu sáo
Bộ môn âm nhạc truyền thống sáo trúc
Tôi đam mê chế tạo
Để tạo ra những cây tiêu, sáo tốt nhất
Hãy mua sáo ủng hộ tôi nhé!

Latest posts by Lãng Tử Sáo (see all)

By Admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *