Tham khảo 10 tài liệu tham khảo bài thơ Qua Đèo Ngang lớp 7 đầy đủ nhất 

, học viên đăng ký học

Qua Đèo Ngang là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan với thể loại thơ Đường luật. Bài thơ thể hiện rõ được cảnh vật xung quanh. Từ đó cũng thể hiện luôn tâm trạng cô đơn, trống trải, nhớ quê hương của mình. 

Tác phẩm này được đưa vào chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 7. Nếu bạn đang tìm tài liệu ôn tập, soạn văn Qua Đèo Ngang thì hãy theo dõi những tài liệu được chúng tôi tổng hợp dưới đây.  

I. 10 tài liệu tham khảo bài Thơ Qua Đèo Ngang lớp 7 hay nhất 

1. Slide văn 7 Qua Đèo Ngang 

Slide dạy học của giáo viên phải đảm bảo đầy đủ nội dung kiến thức truyền đạt cho học sinh. Đồng thời cách thức trình bày, cách truyền tải cũng phải đảm bảo để tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu bài.

Ngay dưới đây là một tài liệu bài giảng được giáo viên biên soạn, bạn có thể tham khảo để biết cách soạn bài và học tập. 

Slide văn 7 Qua Đèo Ngang

Download tài liệu

2. Hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp bài thơ Qua Đèo Ngang 

Phương pháp dạy học tích hợp hiện nay được rất nhiều người áp dụng, đặc biệt là môn văn. Môn văn kết hợp cùng với một số môn khác như GDCD, địa… 

Dưới đây là tài liệu hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp của bài thơ Qua Đèo Ngang được đánh giá hay. 

Dạy học tích hợp bài thơ Qua Đèo Ngang

Download tài liệu

3. Bài giảng Qua Đèo Ngang lớp 7 

Tham khảo các bài giảng để biết những nội dung nào học sinh cần nắm được sau khi kết thúc tiết học. Ngoài ra là các hoạt động của học sinh và giáo viên trong tiết học. 

Bài giảng Qua Đèo Ngang lớp 7

Download tài liệu

4. Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang

Sau khi học xong tác phẩm nêu cảm nghĩ về tác phẩm đó là yêu cầu mà hầu hết học sinh đều phải làm. Cảm nhận, phân tích để hiểu rõ hơn về nội dung, nghệ thuật, cái hay của nó. 

Dưới đây là một tài liệu cảm nghĩ về bài thơ, bạn đọc có thể tham khảo để học được những câu từ hay, cách triển khai vấn đề tốt nhất. 

Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang

Download tài liệu

5. Dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm 

Để có thể đưa ra được phương pháp dạy học theo hướng khai thác thi pháp này, tác giả đề tài phải làm rõ cơ sở lý thuyết của việc vận dụng thi pháp vào trong dạy học. 

Từ đó mới tiến hành tổ chức dạy học và đưa ra các phương pháp phù hợp nhất. 

Dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm

Download tài liệu

6. Dạy học theo chủ đề tích hợp bài thơ Qua Đèo Ngang lớp 7 

Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp rất được khuyến khích bởi nó tăng kiến thức cho học sinh. Đồng thời cũng giúp việc tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, làm cho bài học được mới mẻ. 

Tham khảo thêm  Định luật Beer-Lambert – Là gì Wiki

Tài liệu dưới đây hướng dẫn dạy học theo chủ đề tích hợp bài thơ Qua Đèo Ngang.

Dạy học theo chủ đề tích hợp bài thơ Qua Đèo Ngang lớp 7

Download tài liệu

7. Bài thi kiến thức liên môn Qua Đèo Ngang 

Thông qua bài Qua Đèo Ngang, học sinh nhận được khá nhiều kiến thức. Chính vì vậy, bài thi kiến thức liên môn liên quan đến bài thơ này rất được quan tâm. 

Dưới đây là một mẫu bài thi kiến thức liên môn được soạn với nhiều câu hỏi, kiến thức khá thú vị. Nếu bạn đang quan tâm và xây dựng một bài thi như vậy thì hãy tham khảo tài liệu dưới đây.  

Bài thi kiến thức liên môn Qua Đèo Ngang

Download tài liệu

8. Soạn bài Qua Đèo Ngang

Soạn bài Qua Đèo Ngang giúp cho học sinh nắm bắt được các kiến thức cơ bản trước khi học tập tại lớp. 

Soạn văn với nội dung đầy đủ từ tác giả, tác phẩm, trả lời các câu hỏi trong bài cho đến những câu hỏi ôn tập. Bạn có thể tham khảo tài liệu soạn văn ngay dưới đây. 

Soạn văn Qua Đèo Ngang

Download tài liệu

9. Ý kiến về phương pháp dạy thơ thất ngôn bát cú qua bài Qua Đèo Ngang 

Thất ngôn bát cú đường luật là một trong những thể thơ đặc biệt có trong chương trình ngữ văn THCS khá nhiều. Phương pháp dạy để học sinh hiểu rõ cái hay trong bài khá quan trọng. 

Với tác phẩm thơ Qua Đèo Ngang – một trong các tác phẩm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú được đưa ra nghiên cứu và có các ý kiến giảng dạy phù hợp. 

Ý kiến về phương pháp dạy thơ thất ngôn bát cú qua bài Qua Đèo Ngang

Download tài liệu

10. Cảm nhận bài thơ Qua Đèo Ngang 

Sau khi học xong tác phẩm, học sinh sẽ có những cảm nhận riêng về cái hay, cái đẹp và nội dung của bài thơ. Ngay dưới đây là một bài cảm nhận hay với hướng triển khai các luận điểm logic, bạn có thể tham khảo để dễ dàng hoàn thành bài phân tích của mình. 

Cảm nhận bài thơ Qua Đèo Ngang

Download tài liệu

100+ Tài liệu về tác phẩm “Quan Đèo Ngang” hay nhất

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Tác giả Bà Huyện Thanh Quan và tác phẩm Qua Đèo Ngang 

1. Tác giả 

Bà Huyện Thanh Quan có tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sinh năm 1785, mất năm 1848. Bà là một trong những nhà thơ nổi tiếng ở giai đoạn văn học cận đại. 

Quê bà ở Vĩnh Thuận, thuộc quận Tây Hồ hiện nay. 

Những tác phẩm của bà đều được sáng tác theo chữ Nôm, thể đường luật. Các tác phẩm nổi tiếng của bà được nhiều người biết đến như: Qua chùa Trấn Bắc, chiều hôm nhớ nhà, tức cảnh chiều thu, cảnh đền trấn võ, Qua Đèo Ngang… 

Tham khảo thêm  Cảm âm Vó ngựa trên đồi cỏ non

2. Tác phẩm 

Qua Đèo Ngang là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan trong một lần xa nhà vào Huế nhậm chức theo nhà vua. Khi đi Qua Đèo Ngang (địa giới tự nhiên nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình) thì dừng nghỉ chân, tác giả đã sáng tác bài thơ này. Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy được sự hoang vắng và khung cảnh u buồn. Qua cảnh để thể hiện nỗi niềm buồn và nhớ quê hương. 

III. Một số kiến thức tổng quát về bài thơ 

1. Nội dung 

Nội dung bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn là bài thơ hay cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.

Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.

2. Nghệ thuật bài thơ 

  • Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.
  • Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
  • Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa…rất hay.
  • Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.
  • Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.

3. Bố cục bài thơ 

Trong bài thơ này, phụ thuộc vào nội dung để chia thành 4 phần như sau: 

  • Phần 1 (hai câu đề): cảnh vật Đèo Ngang qua góc nhìn chung.
  • Phần 2 (hai câu thực): Hoạt động của con người Đèo Ngang
  • Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng chất chứa của tác giả.
  • Phần 3 (hai câu kết): nỗi cô đơn và trống vắng của tác giả.

Đây cũng là cách phân chia cấu trúc phổ biến của thơ đường luật: Đề, thực, luận, kết

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Qua Đèo Ngang lớp 7

Khi phân tích, cảm nhận một tác phẩm, mỗi người sẽ có câu từ và cách triển khai riêng. Tuy nhiên, để theo mạch và không bị bỏ sót nội dung của bài thì bài phân tích vẫn phải tuân theo đề cương. Dưới đây là một dàn ý để bạn tham khảo. 

1. Mở bài 

  •  Giới thiệu về tác giả Bà Huyện Thanh Quan (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm sáng tác…)
  • Giới thiệu về bài thơ “Qua Đèo Ngang” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
Tham khảo thêm  10 mẫu slide đồ án tốt nghiệp - Hướng dẫn làm slide báo cáo đúng chuẩn 

2. Thân bài

Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang

  • Thời gian: xế chiều – thời điểm dễ gợi nên nỗi buồn cô đơn, sự trống vắng
  • Không gian: Đèo Ngang – một con đèo hùng vĩ, phân chia hai tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, là ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài ngày xưa
  • Cảnh vật bao gồm Các sự vật: cỏ cây, lá, đá, hoa kết hợp đối động từ: chen – lẫn vào nhau, không ra hàng ra lối, động từ “chen” chen vào giữa hai câu thơ gợi cảnh tượng rậm rạp, hoang sơ. Chúng ta có thể thấy được cảnh vật đầy sức sống nhưng hoang sơ, rậm rạp và hắt hiu

Cuộc sống con người ở Đèo Ngang

  • Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình: lom khom, lác đác – gợi cảm giác thưa thớt, ít ỏi
  • Nghệ thuật đảo ngữ: Lom khom … tiều vài chú; Lác đác … chợ mấy nhà. Qua đây để nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi, nhỏ nhoi của sự sống ở giữa cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ. Hình ảnh con người hiện lên thưa thớt, ít ỏi làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, tiêu điều. Qua đó, gợi cảm giác buồn hiu, vắng lặng của tác giả

Tâm trạng của tác giả

  • Âm thanh của chim quốc quốc, gia gia: nghệ thuật lấy động tả tĩnh, chơi chữ. Tiếng chim quốc, chim gia gia nhớ nước, thương nhà cũng chính là tiếng lòng của tác giả thiết tha, da diết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ như một tiếng thở dài của tác giả
  • Tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ

Nỗi cô đơn tột cùng của tác giả

  • Con người nhỏ bé, lẻ loi, cô đơn, một mình đối diện với cả vũ trụ bao la, rộng lớn
  • “Một mảnh tình riêng, ta với ta”: một nỗi buồn, một nỗi cô đơn không có ai để sẻ chia, san sẻ

Tất cả thể hiện lên tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa vũ trụ bao la, rộng lớn

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác giả. Tổng kết và đưa ra cảm nhận chung của bản thân về tác phẩm “Qua Đèo Ngang”.

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ được nội dung của bài thơ Qua Đèo Ngang. Đồng thời cũng biết cách phân tích và lựa chọn được tài liệu ôn tập phù hợp nhất. 

2.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *