Hướng dẫn cách làm sáo trúc cơ bản

, học viên đăng ký học

Hiện nay, trên mạng có rất nhiều bài viết, cũng như video hướng dẫn cách làm sáo trúc, động tiêu. Tuy nhiên, mình thấy nó có nhiều sự khác nhau, khó hiểu, … nên ở bài viết này, mình sẽ tổng hợp sơ lược về các phương pháp đó và một vài chia sẽ của bản thân

Trước khi bắt tay vào công việc chế tạo tiêu sáo (sáo trúc). Các bạn phải chuẩn bị những kiến thức, dụng cụ, yêu cầu sau:

Kiến thức để làm tiêu sáo:

  • Các nốt trên tiêu sáo theo tone sáo cần làm: 

Như sáo đô thì nó là: do re mi fa sol la si. Sáo rê thì là: rê mi fa# sol la si do#2, …Các bạn có thể dùng công cụ chuyển tone trên kênh tiêu sáo để dịch nốt lên.

  • Các kiến thức cơ bản về tần số, âm thanh. 

Quy luật tính tần số âm thanh các nốt:

Quy tắc là: F(do) x T(c)=F(re)

Trong đó: F(nốt gì) là tần số nốt đó, T(n.c) là tỉ lệ tần số cách nhau n cung.

Và: T (n.c) = T(c) ^n

Khoảng cách một quảng 8 là: T(q)=2, tức F(do1)x2=F(do2) và F(do2)x2=F(do3).

Do -1c – re- 1c- mi- 1c/2- fa- 1c – sol – 1c – la – 1c – si – 1c/2 – do2

Vậy T(c) ^6 = T(q) =2.

Chuẩn âm của nhạc cụ: Các nốt sẽ có các tần số nào đó, và nó tỉ lệ với tần số nốt khác. Khoảng cách 1 cung, 1/2 cung, mà ta biết, đó là độ lớn của tỉ lệ đó. Khi người ta nói chuẩn âm của một nhạc cụ, thì có nghĩa là người ta nói nốt A4 của nhạc cụ đó (nếu nó có nốt A4) hoặc tần số các nốt trên nhạc cụ đó, tính tỉ lệ theo nốt A4. Tần số chuẩn của nốt A4 là 440hz, nốt A4# là khoảng 466hz. Nếu để chuẩn âm là 453 thì lúc đó nhạc cụ đó sẽ nằm giữa 2 tone liền nhau. Thường thì người ta để chuẩn âm của sáo trong khoảng 440 đến 447 hz, và khoảng 442 đến 443 là đẹp nhất. Vì Sáo trong dàn nhạc thì nó thường là nhạc cụ chính và phải thể hiện được sự véo von, trong trẻo, nên cao hơn nhạc cụ khác một chút là rất hợp lý ( tuy nhiên cũng còn tùy vào nhiều yếu tố khác).

Khi làm sáo, người ta thường đo test với chuẩn âm cao hơn chuẩn âm dự tính của cây sáo khi hoàn thành vì những lý do sau: khi thổi vào bài, hơi sẽ yếu hơn do thổi dài, nên cao độ sẽ thấp đi, sau một thời gian chơi, tần số của cây sáo thường sẽ tăng lên. Hoặc, họ phải cố tính thổi thấp đi cho giống lúc hòa tấu.

  • Các kiến thức trong bài viết này.

Dụng cụ để làm tiêu sáo (sáo trúc):

  • Dao mổ, hoặc dao khắc, hoặc các loại dao chuyên dùng, … đủ sắc, đủ cứng để khoét được lỗ sáo.
  • Giáp các loại: giáp mịn để đánh bóng, giáp cứng để mài đầu, mài thô lỗ,…
  • Khoan: khoan thủ công, khoan máy tay hoặc khoan bàn (tốt nhất là khoan bàn)
  • Một số dụng cụ khác nếu có thể như: vecni, sơn, dầu, cana, … để làm bóng.

Dao mổ thường dùng để khoét sáo (tiêu) là cán số 3, lưỡi dao mổ số 11. Nên chọn cán và lưới khớp chắc chắn với nhau để giảm gãy dao và có thể quấn dây để tạo sự chắc chắn giữa cán và lưỡi.

Tham khảo thêm  Tuq Là Gì ? Viết Tắt Tiếng Anh Là Gì

Dao trỗ thì thường có lưỡi không sắc bằng lại dày hơn và không có bán lẻ để thay, nên là chủ yếu dùng cán dao trỗ nhưng lại dùng lưới dao mổ để khoét. Khi lắp vào chúng ta bẻ gãy cái chuôi lưỡi dao mổ đi là được.

Ngoài ra, các bạn có thể sáng tạo, chế ra nhiều kiểu khác tùy. Như dùng đũa tre làm cán dao, …vv…

Hộp dao mỗ nên mua loại tốt không thì khoét dể gãy lắm.

Yêu cầu cần và đủ để có thể chế tạo tiêu sáo (sáo trúc):

  • Thổi đủ các nốt, tốt nhất là 19 nốt cơ bản từ do1 đến sol3. Tuy nhiên, thực tế nốt sol3 có thể bỏ qua do ít dùng đến.
  • Thổi chắc chắn, có khả năng xử lý cao độ, cường độ âm thanh (bằng cách đẩy mạnh nhẹ luồng hơi hoặc ấp ngữa môi)
  • Thực hiện tốt một số kỹ thuật test cơ bản như: rung hơi, đánh lưỡi đơn và kép, reo lưỡi, …
  • Thổi tiếng đầy và trong, hoặc có khả năng tự điều chỉnh âm sắc
  • Nghe được sự cao thấp về tần số, to nhỏ về cường độ, các yếu tố âm sắc,…

Trên đây là những yêu cầu cần khi chế tạo tiêu sáo. Tấc nhiên là có đủ thì rất khó nhưng nên cố gắng hoàn thiện nếu muốn trở thành một nghệ nhân tiêu sáo.

Và tiếp theo, mình sẽ trình bày các bước cơ bản để chế tạo, làm sáo tiêu như sau:

Bước 1: Chọn ống nứa trúc có kích thước nòng, độ dày, độ dài và một số tiêu chí về chất liệu phù hợp với tone sáo sẽ làm.

Với sáo đô thì nòng trong từ 13-14 mm, dày từ 1,8-2,8 mm (tùy vào nhiều yếu tố khác, cũng như sở thích và kinh nghiệm chế tác của mỗi người)

Các loại sáo khác thì các bạn có thể tham khảo bài viết các thông số tiêu sáo mẫu  hoặc hỏi những người có kinh nghiệm, hoặc google nhé!

Bước 2: Xử lý ống nguyên liệu bao gồm: Uốn, đánh bóng, vạch chỉ.

Bước 3: Tính toán, khoan lỗ, khoét và test âm.

Bước 4: Hoàn thiện, gia công lại cho đẹp, và hiệu chỉnh lại âm sắc.

Bước thứ 3 là bước có sự khác nhau giữa mỗi người, mỗi người sẽ có cách tính, cách làm khác nhau. Hiện nay, có các cách chế tạo sáo tiêu chính sau:

Cách 1: Khoét theo mẫu và hiệu chỉnh. Với cách khoét này, có 2 kiểu là khoét từ dưới lên và khoét đồng thời nhiều lỗ. Nếu khoét từ dưới lên, thì việc đo đạc sẽ an toàn hơn. Nếu khoét đồng thời, thì việc test âm sẽ tốt hơn do test được giai điệu và ngoài ra, khi khoét nốt trên, thì tần số nốt bên dưới sẽ có chút ảnh hưởng.

Với các khoét theo mẫu này, thì mẫu gốc quyết định khá nhiều đến chất lượng cây sáo khi hoàn thành và khả năng khoét ổn định các lỗ bấm là cần thiết. Theo cách tính chuẩn của phương tây mà mình tìm hiểu thì nếu các lỗ khoét như nhau, độ dày gần như nhau, vị trí nút chặn như nhau, thì với 2 nòng trong khác nhau, khoảng cách giữa các lỗ bấm không đổi mà chỉ khoảng cách của chúng với lỗ thổi là thay đổi. Như vậy, khi mà chúng ta khoét chuẩn nốt bên dưới, thì nốt bên trên đo khoảng cách từ nốt bên dưới là hợp lý. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này ở bài viết các phương pháp tính toán thông số làm sáo tiêu. và vào chuyên mục cách làm sáo chọn bài viết công cụ tính toán thông số làm sáo của một tác giả phương tây. Các bạn có thể kích vào link đính kèm hoặc vào menu để chọn, hoặc serch trong website này.

Tham khảo thêm  Cảm âm Đảng đã cho ta 1 mùa xuân | saotrucVN.com

Cách 2: Khoét theo tính toán và hiệu chỉnh. Nếu tính toán, các bạn có thể dùng 2 cách. Cách thứ nhất là dùng công cụ tính toán trong website của mình như chỉ dẫn ở trên hoặc tự tạo ra một công thức tính từ bài viết của phương tây. Cách thứ hai là dùng cách tính thuyền thống theo cũng do thầy Trịnh Tuấn truyền lại hoặc các công thức tính cải tiến sau này.

Công thức tính toán theo cung khi làm sáo tiêu:

– 51/55 là công thức tính nửa cung
– 159/185 là công thức tính 1 cung

Các tỉ lệ này là tỉ lệ khoảng cách từ mỗi lỗ bấm đến lỗ thổi  tính từ mép trên lỗ bấm và mép dưới lỗ thổi ( có người lại quan niệm là chính giữa, hoặc đến nút chặn, tuy nhiên, đều có sai số, nên như thế nào cũng được).

Cả 2 cách tính này đều có sai số, dù cái cách tính của Tây phương rất khoa học (ai chịu khó đọc sẽ hiểu nhé, có thể serch google thêm bằng từ khóa tiếng anh, hoặc tiếng Tàu nhé).

Nếu làm theo phương pháp này, thường thì, những cây sáo làm ra sẽ có sự chênh lệch khá nhiều về khoảng cách giữa các lỗ, kể cả khoảng cách các lỗ bấm do việc khoét lỗ không ổn định, xử lý hơi không ổn định,

Có người nói với mình là họ làm ra những cây sáo cùng tone, nhưng khoảng cách các lỗ bấm không bao giờ như nhau vì vốn dĩ các thông số kích thước nó khác nhau. Mình xin khẳng định như thế này: nếu khoét sáo nhựa, thì đưa cho 2 người khoét khác nhau hoặc khoét theo tính toán và hiệu chỉnh ở 2 lần khác nhau thì đến lúc cái khoảng cách đó cũng sẽ như vậy, trừ khi một người khoét và việc xác định lỗ thổi, lỗ định âm là bằng cách đối chiếu mẫu rồi các lỗ trên mới tính toán thì sự chênh lênh sẽ ít hơn nhưng vẫn có. Lý do chính để khoảng cách các lỗ nó khác nhau nhiều là do việc xử lý hơi không ổn định giữa các thời điểm khác nhau và kích thước lỗ khoét và chuẩn âm giữa các lần khoét cũng khác nhau. Vấn đề này các bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết Các yếu tố ảnh hưởng đến cao độ tiêu sáo .

Như vậy, cách làm sáo bằng tính toán và hiệu chỉnh sẽ có sai số nhiều hơn làm theo mẫu và hiệu chỉnh. Tuy nhiên, nó phải là mẫu sáo tiêu phải là mẫu do mình tính toán và hiệu chỉnh qua sau nhiều lần, chứ nếu mà mẫu của người khác, thì việc chênh lệnh luồng hơi, cũng như ngoại cảnh sẽ dẫn đến phải hiệu chỉnh nhiều, mà chỉnh nhiều thì sẽ sai nhiều.

Vậy nên, cách tốt nhất để làm được những cây sáo đúng ý mình đó là dùng mẫu hoặc tính toán, qua nhiều lần hiệu chỉnh và tạo ra một cây mẫu tốt nhất có thể, và dùng nó cho những lần tiếp theo.

Tham khảo thêm  Cảm âm Người Mèo Ơn Đảng | saotrucVN.com

Một số kiến thức cụ thể hơn, nâng cao hơn, các bạn tìm hiểu thêm tại Tổng hợp các tài liệu về cách chế tạo tiêu sáo

Cuối cùng, mình xin góp ý, chia sẽ các bước để làm một cây sáo chuẩn như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí lỗ thổi bằng sáo mẫu hoặc tính toán. Nên để phần đuôi dài ra một chút, để lúc cần thiết có thể cắt bỏ hoặc khoét thêm lỗ thoát hơi. Nếu mẫu là sáo, bạn nên thổi thử để xem nốt nào bị thấp, nốt nào bị cao để còn dịch lên xuống phù hợp. Nếu chỉ là thông số mẫu, hoặc tính toán ra, thì cứ nên để dài ra.
  • Bước 2: Cắt đuôi để có 1 tần số đuôi phù hợp và khoét lỗ định âm. Nếu bạn chỉ làm 1 lỗ định âm (cách làm thông dụng và được đánh giá là tốt nhất về âm thanh) thì bạn nên để tần số đuôi thấp hơn tần số định âm 1/3-1/2 cung, tức là sáo đô thì để là nốt si hoặc cao hơn 1 chút. Nếu xác định để đuôi dài, thì các bạn cứ mở từ dưới lên, nhưng vẫn nên đảm bảo là tần số của đuôi (tức là nốt dưới nốt định âm) thấp hơn 1/3-1/2 cung. Nếu để đuôi dài, các bạn cần chú ý là vị trí nốt của thế bấm rê ít thay đổi, nhưng vị trí lỗ định âm lại bị thấp xuống, nên là khoảng cách từ lỗ định âm đến lỗ mở thế bấm rê sẽ dài ra (ở sáo đô là khoảng cách lỗ đô và lỗ rê).
  • Bước 3: Khoét các lỗ còn lại. Sau khi khoét ổn lỗ thế bấm rê, thì các lỗ còn lại đơn giản hơn rất nhiều do sự chênh lệch sẽ rất ít. Ở bước này, thì bạn thích khoét từng lỗ lên, hay một lúc nhiều lỗ là do thói quen và kinh nghiệm của chính bạn.
  • Bước 4: Hoàn thiện cây sáo.

Thực tế thì nhiều người có kinh nghiệm và khả năng khoét, thổi test chắc chắn, họ cũng không nhất thiết phải làm đúng trình tự này. Và thực tế, cao độ của cây sáo không có tuyệt đối chuẩn, nên dù có tĩ mĩ đến đâu thì một lúc nào khác, một người khác test lại vẫn thấy có chỗ không tuyệt đối. Theo mình, độ chuẩn chỉ nên nằm trong một khoảng có thể xử lý được bằng người chơi là đủ. Còn lại, chúng ta nên tập trung vào âm sắc, lên quảng nhẹ và một vài nốt hay xảy ra vấn đề như sib2, các nốt quảng 3, …

Hi vọng rằng, sau khi đọc hết bài hướng dẫn này, các bạn sẽ biết cách tự làm sáo, cũng như đúc rút thêm chút kinh nghiệm.

Hướng dẫn trên cũng có thể áp dụng cho việc chế tạo, làm động tiêu và một vài loại sáo khác, tấc nhiên là không hoàn toàn giống nhau nhưng cùng chung một nguyên lý.

  • Hiện tại các bài viết của kenhtieusao đã được viết tại chi tiết hơn tại thư viện sáo trúc  các bạn có thể ghé xem và nếu mua sáo hãy truy cập mua sáo trúc để chọn mua tiêu sáo các loại uy tín. Học thổi sáo Hướng dẫn thổi sáo
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *