Cách tính toán thông số làm sáo tiêu

, học viên đăng ký học

Hướng dẫn cách làm sáo trúc cơ bản, bước đầu tiên: tính toán thông số.

Có rất nhiều phương pháp tính toán làm sáo tiêu . Mình xin giới thiệu 1 vài phương pháp hay được anh em sáo trúc sử dụng.

Phương pháp tính toán làm sáo tiêu theo định luật bernoulli.

Cơ bản về định luật bernoulli trong chế tạo sáo tiêu

Định luật bernoulli là định luật chính trong chế tạo tiêu sáo nhưng khi nó chỉ đúng với ống cộng hưởng sau. Nó tấc nhiên là khác với cây sáo, cây tiêu rồi. Nên sẽ phải có các bước hiệu chỉnh cho công thức này khi áp dụng vào chế tạo sáo tiêu.

Sử dụng định luật Bernoulli để xác định chiều dài ống sáo. Ðịnh luật nói cho ta biết tương quan giữa kích thước ống sáo và cao độ của âm thanh cơ bản bằng phương trình:

L = V / 2f

Trong đó: L = chiều dài ống sáo

V = tốc độ truyền âm trong không khí

f = tần số của thanh cơ bản

Từ công thức Bernoulli, ta thấy:

  • Chất ống (nguyên liệu làm sáo) không ảnh hưởng gì đến cao độ của âm thanh. Tuy nhiện, theo bản thân mình thì nó có ảnh hưởng tương đối đấy.
  • Chiều dài ống sáo tỉ lệ nghịch với tần số âm thanh. Ống càng dài, âm thanh càng thấp, ống càng ngắn, âm thanh càng cao. Ðối chiếu với cách phát thanh của sáo, ta có thể coi ống sáo là áp dụng của công thức Bermoulli mà những lỗ phím là những nấc rút ngắn dần chiều dài ống sáo lại, để âm thanh cao mãi lên.

So sánh hai ống L và L’

Như thế chiều dài L’ của phím sáo có thể tính ra khi ta biết chiều dài L của sáo và tỉ số f’ / f của tần số f’ âm thanh phím và tần số f thanh cơ bản

Tham khảo thêm  Cảm âm Họa Tâm( chiếc khăn tang) | saotrucVN.com

Áp dụng công thức becnoulii vào tính toán thực nghiệm

Tính chiều dài ống sáo ( phát thanh cơ bản )

Lấy tốc độ trung bình của V là 340m/sec ( vận tộc thay đổi theo nhiệt độ )

L=V/(2f)

Tính phím thứ nhất

Nhắc lại hình thức (2) của công thức Bernoulli:

L/L’=f’/f Suy ra: L’=L.f/f’

Âm học cho biết tỉ lệ N / N’ của một cung có thể là 9/8 (cung majeur) hoặc 10/9 (cung mineur) và của một bán cung là 16/15 (bán cung majeur) hoặc 256/246 (bán cung Pythagore) với điều kiện tần số N > N’.

Những con số đó không được thật chính xác đối với cung bực của âm giai bình hiện nay. So sánh với cung bình, tỉ số 9/8 sai hơn một savart (khoảng 1/50 một cung) tỉ số 10/9 sai 4 savart (1/12 cung), tỉ số 256/243 sai 2 savart (1/25 cung). Nếu ta coi giới hạn tha thứ là 1 commạ (5 savart 39) thì những con số sai trên kia có thể xem như không đáng kể và ta có thể dùng bất cứ tỉ số nào.

Cho nhất định ý kiến và để các con tính đỡ số lẻ, ta có thể đặt ước lệ lấy tỉ số f / f’ một cung là 9/8 và của một bán cung là 16/15 trong trường hợp f > f’.

Nếu f < f’ tỉ số sẽ đảo ngược lại 8/9 và 15/16.

Về tỉ lệ này. Theo mình thì công thức chuẩn sẽ tính như sau:

Do -1c – re- 1c- mi- 1c/2- fa- 1c – sol – 1c – la – 1c – si – 1c/2 – do2

Tham khảo thêm  Tại sao Hasaki bán hàng giá rẻ vậy ?

Vậy T(c) ^6 = T(q) =2. Vậy T(c) = căn bậc 6 của 2.

Vậy cứ theo lý thuyết, nếu ta muốn chẳng hạn, sau thanh cơ bản, sáo phát một nốt cách thanh cơ bản 1 cung, chiều dài phím nốt đó sẽ là:

L1=L.f/f1

Ảnh hưởng đường kính phím (thực nghiệm)

Lấy một ống sáo đã đo thanh cơ bản A. Sau khi tính chiều dài của phím B cách thanh cơ bản (thí dụ) một cung, ta khoét lỗ B và thử âm thanh B, ta sẽ thấy cao độ nốt B thay đổi rõ rệt. Nếu ta khoét lỗ B sấp sỉ bằng thiết diện A sáo, âm thanh B se phát ra cách đúng thanh cơ bản A một cung. Trái lại nếu B < A, âm thanh B’ sẽ non hơn B. Và lỗ B càng nhỏ bao nhiêu (đối với A) thì những âm thanh B’, B” phát ra càng non đối với B bấy nhiêu.

Trên đây là bài viết mà mình sưu tầm và tóm tắt lại từ một tác giả Việt Nam mình. Và sau khi thử nghiệm mình thấy nó có sai lệch khá lớn. Nghĩ lại, bernoulli nó áp dụng cho 1 ống sáo thẳng chứ không phải là một ống sáo ngang, lỗ thổi, lỗ bấm bé hơn lòng sáo rất nhiều, chưa kể các yếu tố khác như độ dày, …Qua một thời gian tìm hiểu cái tài liệu nước ngoài. Mình nhận thấy công thức tính toán sẽ phải rất phức tạp.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này.

phương pháp tính toán làm sáo tiêu tây âu

Phương pháp chế tạo và lựa chọn sáo của Cầm Kỳ Thi Họa

Tham khảo thêm  Cảm âm Chút kỉ niệm buồn

Hệ thống nốt nhạc và ký hiệu

Phương pháp tính toán làm sáo theo tỉ lệ cung

Tài liệu cách chế tạo sáo của thầy Trịnh Tuấn

Cách tính toán thông số làm sáo tiêu theo cung

– 51/55 là công thức tính nửa cung

– 159/185 là công thức tính 1 cung

Các tỉ lệ này là tỉ lệ khoảng cách từ mỗi lỗ bấm đến lỗ thổi tính từ mép trên lỗ bấm và mép dưới lỗ thổi ( có người lại quan niệm là chính giữa, hoặc đến nút chặn, tuy nhiên, đều có sai số, nên như thế nào cũng được).

Công cụ tính trực tiếp trên web

Các công cụ sau được tìm và dịch từ tài liệu nước ngoài, nó xuất phát từ các phép tính thông số làm tiêu sáo khá phức tạp và bao gồm nhiều hiệu chỉnh cần thiết. Tuy nhiên, nó vẫn có sai số, để áp dụng được ít sai số nhất, mình sẽ viết một bài khác để hướng dẫn nhé!

Công cụ tính toán sáo một lỗ định âm

hoặcCông cụ tính toán sáo không lỗ định âm

hoặc Công cụ tính toán sáo có lỗ treo dây

Đây là các công thức tính toán mình sưu tầm trên mạng, thực tế nếu bạn tính toán theo công thức nào đều có sai số, kể cả công thức rất phức tạp bên tây cũng như công cụ tính toán trên web và nhiều trường hợp sai số là rất lớn. Vậy nên để có thể làm sáo chuẩn, hãy đọc thêm những bài viết khác trên trang web của mình nhé!

Rate this post