Rất Huế!
Đi đâu thì nói “đi mô”
“O nớ” ám chỉ “Cái Cô” chung trường
“Ốt dột” khi tui nói thương
… Có nghĩa “mắc cỡ” má vương nụ hồng.
“Khôn” là đồng nghĩa với không
Chẳng muốn lấy chồng, “khôn muốn lấy dôn”
“Đoản hậu” là “Ác” en ni
Tui đã … im lặng cứ đi theo hoài
Nhà tui còn khoảng đường dài
Có chi noái nấy, ngày mai hết rồi
Trên cao thì nói “trên côi”
“Đi rượng” là lúc sóng đôi như chừ
“Phủ phê” là lúc thặng dư
Như là tình cảm “đã nư”, no đầy
“Như ri” có nghĩa như vầy
Mô Tê Răng Rứa, em quây … mòng mòng.
“Ở nể” đồng nghĩa ở không
Trai hông lí dzợ., không chồng “ế dôn”
Ngu ngu thì nói “”khôn khun”
Dại dại mô tả “đù đù” mặt ra
Còn trẻ thì nói chưa “tra”
Tới tuổi già già khú đế là “ôn”
Có cô thiếu nữ lấy “dôn”
Lấy được ông chồng thăng chức “mụ o”
“Răng chừ” đồng nghĩa “”khi mô”
“Khi mô” có nghĩa khi nào đó thôi
“Khi mô” có cặp có đôi
“Răng chừ” hết cảnh tuổi đời bơ vơ
Đơn côi “cái trốt” dật dờ
Là ôm đầu bạc “”cà ngơ” một mình
Lặng yên thì nói “mần thinh”.
Để nghe len lén duyên tình giăng tơ.
“Mua lửa” thì thật phải lo
Vì là mua chịu ai cho “lửa” hoa`i
“Mắc lửa” là thiếu nợ dài
“Lửa” chi không thiếu, chẳng phai “lửa tình”
“Sáng mơi” là lúc bình minh
Của ngày kế tiếp, nong tình đem phơi
“Bữa tê” em hẹn lại chơi
Quên bẵng cái việc em mời bữa kia
“Bữa tề” mang lịch ra chia
“Bữa tể” là trước bữa kia hai ngày
“Bữa ni” là bữa hôm nay
Là lúc đương nói hàng hai đây nì
“Mần chi” ai hỏi làm chi
Em muốn làm gi`, “răng hoải mần chi?”
Thế này thì nói “ri nì”
“Rứa tề”, thế đó mần chi đây hè?
Cái cây thì noái cái “que”
Còn ở trước hè lại nói cái “cươi”
Cái “ôn” bản mặt tươi tươi
Ưa đi tán bậy là người “vô duyên”
Lấy chồng răng gọi mụ o ?
Anh trai lấy vợ, mình thành mụ o
mụ o hiền hậu khỏi lo
mụ o nhiều chuyện là mụ o “dọn” mồm
Tối qua thi` noa’i “khi hôm”
Hoàng hôn : “Chạng vạng, nghe run qua’ trời
Sớm mơi mang “chủi xuốt cươi”
Sài Gòn nghe thấy thì cười bò lăn
Lỡ ưng rồi, biết mần răng !
Cái giọng trọ trẹ…..cũng muốn ăn chung một nồi
Con gái chưa noái đã cười
Bị người ta noái là người vô duyên.
(sưu tầm)
2012/1/16 mai quanghuy <>
Phương ơi,
Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều. Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu.
Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng: “Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba… en đẩn. Mi quai chướng khôn ?” Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì
như vầy: “Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh… Mày coi có kỳ không ?”.Chữ đẩn, ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: “Đẩn cho bưa rồi đi nghể”. Ăn cho no rồi đi ngắm gái.
Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: “Đẩn cho hắn một chặp!” (Đục cho hắn một hồi!). Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại:
Được mùa thì chê cơm hẩm
Mất mùa thì đẩn cơm thiu
Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có… thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà.. đã thông cho được:
“Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con
cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê ! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui.” (Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá. Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui) Khó hiểu chưa ? !
— Ngày Chủ nhật, 15/01/12, Dang Van Viet Phuong <> đã viết:
Từ: Dang Van Viet Phuong <>
Chủ đề: Re: Fwd: Fwd: Doc cuoi chut choi
Đến:
Ngày: Chủ nhật, 15 tháng 1, 2012, 22:40Lớp mình ai làm dịch vụ ni được nì! Chắc Thịnh! hehe
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/than-tai-lam-phep-dua-tao-quan-ve-troi/
Phương
On 1/14/2012 7:06 PM, Dang Van Viet Phuong wrote:
Gui moi nguoi doc cho vui… Hen khi gap nhau thi ai chui hay hon!
Chửi, nói năng hồ đồ, tất nhiên không phải là một hành vi văn hóa. Nhưng dưới cái nhìn xã hội học về sự tồn tại của hành vi chửi thì lại có một thú văn hóa… chửi. Vì chửi tồn tại hầu hết ở các nền văn minh cổ kim. Ở mỗi vùng, địa phương, dân tộc có một cách chửi khác nhau. Sắc thái và cấp độ nặng nhẹ của chửi thường thuộc về quan niệm. Cách chửi của miền Bắc khác cách chửi của miền Trung, miền Nam . Đây là cái khác của những thành tố như lối sống, tập quán và ngôn ngữ địa phương .v.v…
Có lần ở đội bóng Thừa Thiên Huế, các cầu thủ đã dạy cho các đồng nghiệp người Camơrun nói cảm ơn tiếng Huế là mả cha mi. Và cầu thủ này cứ cảm ơn mọi người bằng câu mả cha mi cho đến khi biết là mình bị đồng nghiệp chơi xỏ. Đây có thể chỉ là một giai thoại nhưng giai thoại này đã phản ánh bản chất giàu văn hóa của chửi kiểu Huế.
Chửi kiểu Huế có cái hay riêng của nó. Trước hết là cái hay của giai điệu. Nghe những câu chửi đại loại như mả cha mi, đồ mi là đồ mi phá, ba mi về là ba mi la… quả là nghe như hát. Nếu một người ngoại quốc nghe một mệ Huế chửi thì rất có thể nhầm là mệ đang hát một làn điệu dân ca với những nốt nhạc hiện đại đồ rê mi pha son.
Hay về giai điệu, chất nhạc, chửi kiểu Huế còn rất mực văn hóa ở nội dung chửi. Không có kiểu chửi chì chiết, tiếng bấc tiếng chì nặng nhẹ, riết róng, thóa mạ, mà chủ yếu là chửi yêu chửi nịnh, chửi lúc này là tỏ tình thương yêu. Một câu chửi như mả cha mi người nghe còn hình dung kèm theo tiếng chửi là một cái bẹo má. Hay người mẹ Huế chửi con mi là đồ con tinh, đồ con tinh le le, là nói zậy mà không phải zậy. Có lẽ lời chửi có nội dung nặng ký nhất của xứ Huế là đồ vô hậu. Điều này xuất phát từ sự chịu ảnh hưởng lâu đời của đạo Nho, xem không có con nối dõi là bất hiếu. Vì vậy khi người Huế chửi ai đó là đồ vô hậu, là chửi
vỗ mặt, chửi đến cùng. Nhưng chữ vô hậu còn có nghĩa rộng của nó chứ không chỉ dừng lại ở nghĩa hẹp không có con nối dõi. Vô hậu còn là không có tương lai (như ở chữ mai hậu – mai sau, là tương lai). Chửi mắng yêu là một trong những sắc thái khá đặc sắc của văn hóa chửi kiểu Huế. Vì vậy rất khó diễn đạt trên giấy mà phải là trong ngữ dụng của nó mới có thể hiểu hết các sắc thái nghĩa của một câu chửi cụ thể. Khó có thể mô tả lại câu chửi à cái mặt coi hay chưa tề nếu như không được nghe từ một hoàn cảnh nhất định. Con gái Huế thường chửi hay hơn con trai, đàn bà chửi hay hơn đàn ông, người già chửi hay hơn người trẻ, nông thôn chửi hay hơn thành thị… Cái hay hơn ở đây là vốn từ để chửi phong phú
hơn và cách chửi dễ chịu hơn. Từng là cái nôi của trung tâm văn hóa, người Huế thích ăn nói văn hoa, sử dụng nhiều từ Hán Việt cho nên chửi kiểu Huế cũng nằm trong tầm ảnh hưởng này. Một kẻ đa nghi sẽ bị chửi là đồ đa nghi như Tào Tháo. Có biết nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc Chí thì mới hiểu được nghĩa của lời chửi. Cách dùng các điển cố, điển tích trong nội dung chửi đã làm nhẹ đi sắc thái đụng chạm của lời chửi, đó là một cách chửi vòng rất văn hóa mang đặc trưng kiểu Huế. Đại loại ta chửi mà mi không biết, thâm sâu đó mà nhẹ nhàng, không gây hấn, thúc bách đẩy người bị chửi đi đến chỗ nổi cục nổi hòn, xô xát làm hư việc.Câu chửi của người Huế thường hay bắt đầu từ chữ đồ như một tiếp đầu ngữ. Tính chất định tính chứ không phải là định lượng của chữ đồ làm người bị chửi hoang mang một cách dễ chịu. Có thể hiểu câu chửi nặng sau đây mi là đồ chó, nghĩa là đồ chó chứ không phải là chó. Dường như ở một số vùng của miền Trung cũng có kiểu chửi này nhưng không đặc trưng như ở Huế.
Dù muốn hay không thì hành vi chửi vẫn cứ tồn tại một khi còn có con người. Vì vậy tìm một nét văn hóa trong hành vi chửi kiểu Huế chính là để nhận thức sâu hơn điều gì ở nền tảng văn hóa đã tác động đến hành vi đó, làm cho chửi trở thành một lời mắng yêu. Tức tối đó mà dịu dàng đó, chửi mà không mạ lỵ, tục mà thanh tao, Và nếu chửi là một lời mắng yêu, lời khen phi văn bản thì tại sao chúng ta lại không mong ước được nghe chửi suốt ngày?
Nguyễn Xuân Hoàng
“Cao Tằng tổ đĩ, Cao tằng tổ khỉ, Cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông, cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đường xếp hàng mà đi xuống, bây hay vén mai tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngỏ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chưởi đây này: Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt, tau đập như đập cứt mà bay cứ bươi ra hoài, bay chọc cho tau chưởi.
Tau chưởi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xóm, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ăn ác nhơn ác nghiệp. Bây ăn bằng nồi đồng, bay ăn lật đật, bây ăn ban đêm, bữa túi. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà”.
—
Dang Van Viet Phuong | iDE
Project Manager
39 Tran Van On St., Hue City, Vietnam
t:+84.54.3.826.037 ext.106 m:+84.914.006.992
www.ide-vietnam.org
—
Thanh Vo Dinh