Ngày soạn :
Ngày dạy :Tuần 15 – Tiết 74
Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ ( Tiếp theo )
(Nguyễn Quang Sáng)
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Nhận biết về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “Chiếc lược ngà”
+ Hiểu tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
+ Nắm sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kỹ năng:
+ Đọc, hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Đánh giá năng lực:
+ Kĩ năng giao tiếp, ra quyết định, hợp tác, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian, kiên định, tìm kiếm và xử lí thông tin.
4. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh có thái độ biết ơn, trân trọng những hi sinh của thế hệ cha anh
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo soạn giáo án, chuẩn bị chân dung tác giả, tác phẩm, máy chiếu, máy tính, phiếu học tập
* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm. Tình huống truyện, bố cục, tóm tắt, PTBĐ, phân tích các nội dung nghệ thuật chính của văn bản.
C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình giảng, thảo luận.
+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút, chia nhóm, đọc hợp tác.v.v.
D Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tình yêu thương con của ông Sáu được thể hiện như thế nào trong những ngày ở nhà và khi xa con ?
* Những ngày ông Sáu ở nhà:
+ Lúc nào cũng vỗ về con, mong nghe con gọi 1 tiếng ba -> Tình cảm yêu thương con mãnh liệt, khao khát được yêu thương nhưng chưa được con đền đáp -> Buồn khổ
-> Xây dựng tâm lí phù hợp với tình huống và nhân vật
+ Khi chuẩn bị ra chiến trường được con gọi ba => anh cảm động, sung sướng, hạnh phúc đón nhận tình phụ tử từ con.
* Những ngày xa con:
+ Tự làm lược tặng con -> Tình cảm yêu mến, nỗi nhớ thương, mong đợi gặp lại con.
+ Trước khi hi sinh nhờ đồng đội trao tận tay cây lược cho con.
-> Nhớ mong ước của con. Tình yêu thương con thật tha thiết (mãnh liệt) sâu nặng.
=> Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình cha con sâu nặng, thiêng liêng và bất tử.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
– Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ảnh, video
– Thời gian:
Gv chiếu một clip khoảng 3-4 phút về những giây phút xúc động của chương trình Như chưa hề có cuộc chia li
Sau đó dẫn dắt vào bài: Chiến tranh đã khiến cho bao gia đình phải rơi vào cảnh li biệt, vợ xa chồng, con vắng cha. Nhưng vượt qua tất cả những khó khăn, đau khổ của cuộc chiến tranh, tình cảm gia đình vẫn mãi là ngọn lửa hồng, sưởi ấm trái tim những người lính. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
– Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
– Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
– Thời gian:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV đặt câu hỏi: Thế nhưng khi được gặp con, đáp lại sự vồ vập của ông Sáu là những phản ứng gì của bé Thu ?
? Bé Thu có phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu gọi là “con” và xưng là “ba” ?
+ Hành động: giật mình, tròn mắt nhìn, vụt chạy, kêu thét…
+ Thái độ: ngơ ngác, lạ lùng, thấy lạ quá, mặt tái đi…
-> Cử chỉ nhanh, mạnh, biến đổi -> Cảm xúc ngờ vực, sợ hãi
? Những chi tiết đó biểu hiện thái độ, cảm xúc gì của bé Thu ?
? Những biểu hiện đó của bé Thu có hợp lí không? Vì sao ?
? Vì sao Thu lại có tâm trạng ấy ?
+ Hoàn toàn hợp lí. Hai cha con xa cách quá lâu. Ba em đi kháng chiến từ khi em ch¬a đầy tuổi. Nhìn ông Sáu và tấm hình chụp chung với má thấy không giống. Em không tin ông Sáu là cha của mình.
+ Thu ngờ vực ông Sáu không phải là cha của mình. Vì vậy, ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh, không chịu gọi ông Sáu là ba, nhất định không nhờ ông chắt nước nồi cơm to đang sôi trên bếp.
? Cách miêu tả tâm lí nhân vật ở đây của tác giả có đặc điểm gì ?
+ Rất tinh tế, miêu tả cụ thể, tỉ mỉ: Tâm lí sợ hãi được miêu tả bằng tiếng kêu thét & hành động vụt chạy rất phù hợp tâm lí trẻ thơ, gây cho người đọc sự xúc động, cảm thương cho ông Sáu & sự tò mò về bé Thu.
? Trong 2 ngày sau đó, thái độ của bé Thu đối với anh Sáu nh¬ư thế nào ?
+ Khi ông Sáu vỗ về, con bé đẩy ra.
+ Nói trống không.
+ Không gọi ba.
+ Hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho.
+ Bỏ về nhà ngoại khi bị ông Sáu đánh.
=> Thái độ: Không chấp nhận ông Sáu là ba.Từ chối sự quan tâm chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình.
? Vì sao ông Ba lại nhận xét “ Con bé đáo để thật”?
+ Rơi vào tình huống khó khăn cần sự giúp đỡ, nhưng bé Thu vẫn kiên quyết không chịu gọi ba giúp mà tự mình giải quyết khó khăn, điều đó trái với suy nghĩ của ông Ba.
? Với những hành động đó, bé Thu đã tỏ ra là 1 cô bé như thế nào ?
* Giáo viên: Có thể coi những hành động của bé Thu là sự ương ngạnh.
? Sự ương ngạnh đó của bé Thu có đáng trách hay không? Tại sao?
* Học sinh thảo luận nhóm.
+ Không đáng trách. Vì hoàn cảnh xa cách trắc trở của chiến tranh. Bé Thu còn quá nhỏ để có thể hiểu đ¬ược những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và ng¬ười lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất th¬ường, nên nó không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết -> Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, nó còn chứng tỏ cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc nồng nàn & lớn lao mà em đã dành cho người cha yêu quý.
* Giáo viên: Qua đó chứng tỏ N.Q.Sáng rất am hiểu tâm lí trẻ thơ-> miêu tả 1 cách chân thực, tinh tế, tỉ mỉ, phù hợp đến như vậy.
? Có ý kiến cho rằng: Những phản ứng trên của bé Thu thể hiện tình cảm của em thật sâu sắc, chân thật, yêu quý ba. Em có đáng yêu không? Vì sao?
+ Bé Thu có tình cảm đối với Ba thật sâu sắc, chân thật. Em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về 1 tình yêu dành cho ng¬ời cha trong tấm hình chụp chung với má. Cô bé yêu cha sâu sắc đến nỗi nêu ai không giống cha nó trong ảnh thì nó không thể nhận.
? Qua việc bé Thu không nhận cha vì có vết thẹo dài trên má, em có suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh của Mỹ ?
+ Chiến tranh ác liệt, tàn phá nhà cửa, cây cối, ruộng đồng
+ Làm cho bao gia đình xa cách, tan nát,
+ Vết thương do chiến tranh mang lại đã làm rơi bao nhiêu nước mắt. Tạo nên những bi kịch cuộc đời-> chiến tranh phi nghĩa.
* Giáo viên: Nhưng dù thế nào đi nữa, tình cảm con người vẫn là thiêng liêng, bất diệt. Tình cha con bé Thu là minh chứng cụ thể. Trước khi ông Sáu trở lại chiến trường, bé Thu đã nhận cha như thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu ở tiết sau.
? Em có nhận xét gì về bé Thu qua đoạn truyện này ?
+ Một cô bé có tình cảm sâu sắc, nồng nàn, mãnh liệt với cha: kiên quyết không nhận người cha có vết thẹo dài trên má(không giống với bức hình chụp chung với má)
+ Một cô bé có cá tính mạnh mẽ, hành động quyết liệt để bảo vệ tình cha con của mình.
* Giáo viên: Rõ ràng bé Thu rất yêu cha, vì yêu cha mà cô không nhận người có vết sẹo là cha. Cô bé tôn thờ người cha trong bức ảnh, mong chờ giây phút gặp mặt cha. Vậy khi bé Thu đã nhận ra ông Sáu là cha, cô bé sẽ có những hành động, lời nói như thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp.
* Theo dõi đoạn: Sáng hôm sau (SGK- 197)
? Trong buổi sáng trước lúc ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu có gì khác mọi ngày? Hãy tìm các chi tiết thể hiện điều đó ?
+ Bé Thu thay đổi hoàn toàn. Vẻ mặt sầm lại, buồn rầu, nhìn không chớp, không ngơ ngác, không lạnh lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu sa.
? Vẻ mặt đó biểu hiện 1 nội tâm như thế nào ?
+ Không còn lo lắng, sợ hãi như những hôm trước nữa.
? Khi ba chào để đi, thì bé Thu đã có những cử chỉ, hành động gì ?
+ Cất tiếng gọi ba, tiếng kêu như tiếng xé.
+ Vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như 1 con sóc, ôm chặt lấy cổ ba nó.
+ Hôn ba nó: tóc, cổ, vai, cả vết thẹo dài trên má.
+ Hai tay siết chặt lấy cổ ba, dang 2 chân câu chặt lấy ba nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run…
? Em cảm nhận được gì qua tiếng gọi ba của bé Thu ?
+ Nghe như tiếng xé lòng, đau đớn, xót xa. Lần này bé Thu cũng kêu thét nhưng không phải gọi má mà là gọi ba, không phải là tiếng kêu biểu lộ biểu lộ sợ hãi mà là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt.
? Những câu nói của bé Thu “Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con. Ba về ba mua cho con 1 cây l¬ược nghe ba” thể hiện điều gì ?
+ Bé Thu rất yêu ba, muốn được ba chăm sóc, che chở.
? Nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu của tác giả ?
? Qua đó, tác giả muốn thể hiện tình cảm của bé Thu đối với ng¬ười cha của mình nh¬ư thế nào?
? Cử chỉ: Hôn lên vết thẹo của ba chứng tỏ điều gì ở bé Thu?
+ Yêu quý, kính trọng, thương & tự hào về những chiến công của ba; người chiến sĩ anh dũng
? Tại sao bé Thu lại có sự thay đổi như vậy ?
+ Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và ở Thu nảy sinh 1 trạng thái như¬là sự ân hận, hối tiếc “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng nó lại thở dài như người lớn”. Vì thế trong giờ phút chia tay với ba, tình yêu và nỗi mong nhớ ngư¬ời cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, xen lẫn cả hối hận. Trong trí nhớ, ba của bé Thu đẹp lắm. Vì bom đạn quân thù, ba mang vết sẹo trên mặt. Đấy là điều đau khổ. Vậy mà bé Thu lại không hiểu, xa lánh khiến ba đau khổ thêm. Khi hiểu ra thì đã muộn. Cha sắp đi xa, xa mẹ, xa con, tiếp tục cuộc chiến đấu gian khổ -> Vì thế Thu siết chặt cổ ba, níu chặt lấy cha như¬ muốn đền bù sự hẫng hụt vừa qua.
? Qua việc khắc hoạ thái độ, tình cảm của bé Thu ở 2 thời điểm, em có nhận xét gì về tài năng nghệ thuật của nhà văn ?
+ Am hiểu tâm lí trẻ thơ & thể hiện nó thật tài tình
? Văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng tập trung ca ngợi điều gì ?
? Em học được cách kể chuyện như thế nào của tác giả Nguyễn Quang Sáng ?
? Văn bản có ý nghĩa như thế nào ?
* GV gọi học sinh đọc Ghi nhớ
? Chi tiết nào trong truyện khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất ? c Niềm khao khát tình cha của người con:
* Trước khi nhận ông Sáu là cha:
+ Khi gặp ông Sáu: ngơ ngác, sợ hãi, lảng tránh, ngờ vực, lạnh nhạt.
+ Hai ngày sau đó bé Thu vẫn không nhận cha, lại xa lánh ông Sáu, bướng bỉnh, ¬ương ngạnh: nói trống không, hất trứng cá, bỏ về nhà ngoại -> cự tuyệt một cách quyết liệt trước sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằngông không phải là cha mình.
-> Gan lì, ương bướng, cương quyết…
-> Bé Thu là một em bé rất ngây thơ, hồn nhiên song cũng có cá tính mạnh mẽ, yêu ghét rõ ràng, tình cảm với ba chân thành, sâu sắc.
* Thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là ba mình:
+ Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên+ hành động-> Tình yêu thương dồn nén, mãnh liệt, xúc động trào dâng
-> Miêu tả dáng vẻ, lời nói, hành động để bộc lộ nội tâm, kết hợp bình luận
=> Tình cảm sâu sắc, nồng nàn, mãnh liệt, tự hào về ba.
4. Tổng kết
a Nội dung- Ý nghĩa:
* ND: Tình cha con sâu nặng mà cảm động, cao đẹp, thắm thiết, bất diệt trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh-> Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng và bất diệt.
* Ý nghĩa của văn bản:
+ Là của chuyện về tình cha con sâu nặng. Câu chuyện cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
b Nghệ thuật:
+ Tạo tình huống truyện éo le.
+ Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
+ Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
c Ghi nhớ: (Sgk-202)
.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
– Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
– Phương pháp,
– Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
– Thời gian:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập.
? Có thể đặt những tên gọi nào khác cho truyện ngắn này ?
? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1?
( Thảo luận và trả lời – kĩ thuật khăn phủ bàn) C. Luyện tập
+ Cuộc gặp gỡ cuồi cùng.
+ Tình cha con.
+ Câu chuyện cảm động.
+ Chuyện kể của anh Ba
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
– Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
– Phương pháp: Vấn đáp
– Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
– Thời gian:
GV đặt câu hỏi: Em có giữ kỉ vật nào của người thân không? Hãy chia sẻ với bạn những suy nghĩ của em về kỉ vật và tình cảm của người thân đó đối với em.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
– Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
– Phương pháp: thảo luận nhóm
– Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
– Phương tiện: Phiếu học tập
– Thời gian:
GV đặt câu hỏi: Nếu em là tác giả Nguyễn Quang Sáng, em muốn văn bản Chiếc lược ngà có kết thúc như thế nào?
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
– Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết chứng minh cho những
nội dung này.
+ Đóng vai bé Thu nói lên tình cảm, tâm trạng của bé Thu khi nghe bà ngoại kể chuyện vết sẹo trên má cha nó & khi ông Sáu trở lại đơn vị.
+ Chuẩn bị: ” Ôn thơ và truyện hiện đại” ( Kẻ bảng ôn tập các tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã học- tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác( năm sáng tác) nội dung và nghệ thuật chính)
* Phiếu học tập: mẫu
Đoạn trích, tác phẩm) Tác giả Năm sáng tác Thể loại Nội dung Nghệ thuật
Đồng chí Chính Hữu 1948 Thơ
tự do + Ca ngợi tình đồng chí keo sơn, gắn bó của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. + Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
+ Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
……..