Ông nội/ ngoại: Nội/ ngoại tổ phụ (nội/ ngoại công hoặc thái gia gia-thân mật)
Bà nội/ngoại: Nội/ngoại tổ mẫu (bà bà-thân mật)
Cha: phụ thân (gia gia-thân mật)
Mẹ: mẫu thân (má má-thân mật)
Con: hài nhi (tên+ ‘nhi’ –thân mật)
Bác trai: bá phụ (bá bá-thân mật)
Bác gái: bá mẫu
Chú: thúc phụ (thúc thúc-thân mật)
Thím: thúc mẫu/thúc nương (thẩm thẩm-thân mật)
Cô: cô cô
Cậu: cửu cửu
Mợ: cửu mẫu/ cửu nương (thẩm thẩm)
Dì: a di
Chồng của cô: Cô trượng
Anh trai: huynh (ca ca-thân mật) – Nếu nhà đông người sẽ gọi theo số kèm với chữ ca. (Ở đây chữ ca và chữ huynh sẽ khác nhau, chữ huynh sẽ đi với họ, còn chữ ca đi với tên ví dụ như Quách Tĩnh sẽ được Hoàng Dung gọi là Tĩnh ca ca, nhưng người khác có thể gọi là Quách huynh)
Em trai: đệ
Chị gái: tỷ
Em gái: muội
Anh rể: Tỷ phu
Em rể : Muội phu
Chị dâu: Tẩu tẩu
Em dâu: Đệ muội
Em, anh hay chị của vợ/ chồng đều xem như Em, anh hay chị của mình đều gọi bằng: Đệ/ Huynh/ Muội
Cháu của chú, bác, cô, dì: điệt (điệt nhi/tiểu điệt-thân mật)
Cháu của ông bà: tôn nhi ( hoặc tên + nhi thân mật)
Cha/mẹ vợ: nhạc phụ/mẫu
Cha/mẹ chồng: trượng phụ/mẫu
Con rể: tế (hiền tế/tiểu tế-thân mật)
Con dâu: tức ( con dâu trưởng : trưởng tức )
Vợ: hưng thiếp – gọi chồng phu quân (chàng/ trượng phu/ tướng công-thân mật)
Chồng: hưng ta – gọi vợ phu nhân (nương tử/hiền thê/ái thê-thân mật)
Vợ bé: Thứ thê, trắc thất
Vợ lớn: Chánh thất.
Anh chị em họ ngoại gần: thêm chữ “biểu” vào trước hưng hô như trong gia đình
Anh chị em họ nội gần: thêm chữ “thế” vào trước hưng hô như trong gia đình
Anh chị em họ xa: thêm chữ “đường” vào trước hưng hô như trong gia đình
Quan hệ kết nghĩa: thêm chữ “nghĩa” vào trước hưng hô như trong gia đình
Cha ghẻ: Kế phụ
Cha nuôi: Dưỡng phụ
Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ
Mẹ ghẻ: Kế mẫu
Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.
Mẹ đỡ đầu: Nghĩa mẫu
Bà vú: Nhũ mẫu
II. Trong môn phái:
2.1. Môn phái bình thường
Về cơ bản là giống như trong gia đình nhưng thêm chữ “sư” đằng trước, có một số điểm khác:
Chồng của sư phụ: sư trượng/ sư công (Như trường hợp của vợ chồng Quý Tân Thụ đều nhận đệ tử, 2 người đệ tử đều gọi 2 vợ chồng ông là sư phụ)
Vợ của sư phụ: sư nương/ sư mẫu
Sư phụ của sư phụ: thái sư phụ/ sư tổ
Người sáng lập môn phái: tổ sư (nam)/ tổ sư bà bà (nữ)
Các đời tiếp theo gọi sư tổ đời thứ…
Đệ tử: đồ nhi/ đồ tôn (đời tiếp theo)
Người trẻ tuổi: tiểu tăng (nam), tiểu ni (nữ)
Người cao tuổi: lão nạp (nam), lão ni (nữ)
Xưng chung với ý khiêm tốn: bần tăng/bần ni
Gọi: thí chủ/tiểu thí chủ/lão thí chủ
Đứng đầu một môn phái ở hiện tại: chưởng môn
Người trẻ tuổi: tiểu tăng (nam), tiểu ni (nữ)
Người cao tuổi: lão nạp (nam), lão ni (nữ)
Xưng chung với ý khiêm tốn: bần tăng/bần ni
Gọi: thí chủ/tiểu thí chủ/lão thí chủ
Đứng đầu một đường gọi là Thủ Tọa
Đứng đầu một chùa gọi là Trụ trì hoặc Phương Trượng
2.3. Đạo giáo:
Người trẻ tuổi: đạo nhân (nam), đạo ᴄô (nữ)
Người ᴄao tuổi: lão đạo (nam), lão đạo bà (nữ), ᴄhân nhân (ᴠõ họᴄ đặᴄ biệt ᴄao ѕiêu)
III. Trong giang hồ:
3.1. Mới gặp lần đầu:
Đối ᴠới nữ trẻ tuổi:
Đượᴄ Gọi: ᴄô nương hoặᴄ tiểu thư (đối ᴠới ᴄon nhà giàu ᴄó danh tiếng)
Xưng: tiểu nữ (khiêm tốn), bản ᴄô nương/ ta (ko khiêm tốn)
Đối ᴠới nam trẻ tuổi:
Được Gọi:
- Các hạ, huynh đệ/huynh đài (tiểu huynh đệ nếu nhỏ tuổi hơn nhiều) hoặc công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng) hoặc thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó), tiên sinh (với người nho nhã).
- Xưng: tại hạ, hậu bối/ vãn bối/ tiểu bối (khi gặp người lớn hơn), ta (không khiêm tốn).
Được Gọi:
- Lão tiền bối, đại hiệp/lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó).
- Xưng: Ta, lão, (tên) + mỗ.
Chú ý:
- Tại hạ – Các hạ là cách hô trung tính tương đương như tôi-anh trong ngôn ngữ hiện đại.
- Vãn bối – Tiền bối nghĩa là người đi sau và đi trước, thể hiện ý tôn trọng khiêm nhường nói chung dù không cùng môn phái, cùng môn phái có thể dựa trên thứ bậc để phân ra trưởng bối, nhị bối, tiểu bối…
- Khi thân thiết có thể chuyển sang hô thân mật như trong gia đình.
- Khi đã biết cao danh quý tính và chức vị, môn phái thì dựa vào đó để gọi.
- Khi cam thù/tức giận: ta-ngươi.
- Khi chửi mắng: tiểu tặc, lão tặc, tặc tử (nam), a đầu (nữ)…
Gia đình:
- Cha mình thì gọi là gia phụ.
- Mẹ mình thì gọi là gia mẫu.
- Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường).
- Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ.
- Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ.
- Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội.
- Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ.
- Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội.
- Chồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phu.
- Con của mình thì gọi là tệ nhi.
Môn phái:
- Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sư.
- Cha người đó là lệnh tôn.
- Mẹ người đó là lệnh đường.
- Cha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huynh đường.
- Con trai người đó là lệnh lang/lệnh công tử.
- Con gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kim.
- Anh trai người đó thì gọi là lệnh huynh.
- Em trai người đó thì gọi là lệnh đệ.
- Chị gái người đó thì gọi là lệnh tỷ.
- Em gái người đó thì gọi là lệnh muội.
Cha vua (người cha chưa từng làm vua): Quốc lão Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con): Thái thượng hoàng Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua): Quốc mẫu Mẹ vua (chồng đã từng làm vua): Thái hậu Anh trai vua: Hoàng huynh Chị gái vua: Hoàng tỷ Vua: Hoàng thượng Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu): Hoàng đế Em trai vua: Hoàng đệ Em gái vua: Hoàng muội Bác vua: Hoàng bá Chú vua: Hoàng thúc Vợ vua: Hoàng hậu/Hoàng hậu nương nương Cậu vua: Quốc tử Cha vợ vua: Quốc trượng Con trai vua: Hoàng tử (A ca – nhà Thanh) Con trai vua (người được chỉ định sẽ lên ngôi): Đông cung thái tử/Thái tử Vợ hoàng tử: Hoàng túc Vợ thái tử: Thái tử phi Con gái vua: Công chúa (Gia Gia – nhà Thanh) Con rể vua: Phò mã Con trai trưởng vua chư hầu: Thế tử Con gái vua chư hầu: Quận chúa Chồng quận chúa: Quận mã
Hoàng Thất tự xưng:
- Quả nhân: dùng cho tước nào cũng được.
- Trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương.
- Cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống (Vương gia…)
Vua gọi các quần thần:
- Chư khanh, chúng khanh
Vua gọi cận thần (được sủng ái):
- Ái khanh.
Vua gọi vợ (được sủng ái):
- Ái phi. Không thì gọi (Họ) Chức vị. VD: Lan quý phi…
Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là:
- Ai gia
Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua:
- Hạ thần
Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan lớn hơn (hơn phẩm hàm):
- Hạ quan
Các quan tự xưng với dân thường:
- Bản quan
Dân thường gọi quan:
- Đại nhân
Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là:
- Thảo dân
Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v…:
- Nha dịch/nha lại/sai nha
Con trai nhà quyền quý thì gọi là:
- Công tử
Con gái nhà quyền quý thì gọi là:
- Tiểu thư
Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là:
- Lão gia
Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là:
- Phu nhân
Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là:
- Thiếu gia
Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên):
- Tiểu nhân
Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến:
- Tiểu đồng
Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là:
- Nô tài
Cung nữ chuyên phục dịch xưng là:
- Nô tì
Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ: Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc…