Hướng dẫn kỹ thuật đánh lưỡi đơn trong sáo trúc

, học viên đăng ký học

Kỹ thuật đánh lưỡi đơn là kỹ thuật đầu tiên và quan trọng trong tiêu sáo, việc đánh lưỡi đơn giúp tách biệt các nốt ra trong một bản nhạc, các bạn chơi sáo tự do thường không đề cao việc tập luyện kỹ thuật này. Đối với những người chơi sáo chuyên nghiệp, khi họ chơi sáo ở tất cả các nốt trong bản nhạc, trừ các nốt luyến, láy, vuốt, … thì họ đều đánh lưỡi đơn. Tuy nhiên họ đánh lưỡi đơn ở các mức độ mạnh nhẹ (rõ hay mờ) khác nhau nên nhiều lúc chúng ta không nhận ra được.
Kỹ thuật đánh lưỡi đơn là kỹ thuật dùng lưỡi để đẫy hơi ra theo từng đợt riêng biệt giống như khi chúng ta đọc từng chữ riêng biệt vậy.
Đánh lưỡi đơn không khó, nhưng đánh lưỡi đơn đúng: khi cần nhanh thì nhanh, khi cần chậm thì chậm, khi cần rõ thì rõ, khi cần mờ thì mờ thì cần thời gian tập luyện và phương pháp tập đúng.

Mục lục – kích vào mục lục để đến phần cần xem

Hướng dẫn kỹ thuật đánh lưỡi đơn trong sáo trúc

Đánh lưỡi đơn là gì?

  • Đánh lưỡi đơn là kỹ thuật dùng lưỡi để điều chỉnh luồng hơi tách biệt đối với từng nốt nhạc để tạo ra từng nốt nhạc riêng biệt. Chúng ta cũng có thể dùng kỹ thuật đánh hơi, tức là sử dụng từng luồng hơi riêng biệt để thổi từng nốt riêng biệt. Tuy nhiên, đánh hơi sẽ không rõ, nét và nhanh bằng đánh lưỡi. Khi đánh lưỡi đơn, thì lưỡi của các bạn đang cử động giống như các bạn đọc “T” “Tờ” “Tu” “Ta” “Te” hoặc “Th” hoặc …

Đánh lưỡi đơn vào đâu trong bản nhạc

  • Theo hướng dẫn trong nhạc viện của những người chuyên nghiệp thì chúng ta đánh lưỡi đơn vào tất cả các nốt trong bản nhạc trừ các nốt luyến, vuốt, nối, … Tuy nhiên chúng ta cần đánh mạnh nhẹ, rõ mờ khác nhau để tạo nên nhịp phách và không làm mất đi sự truyền cảm của bản nhạc
  • Đối với những bạn không đánh được lưỡi mờ thì các bạn chỉ nên đánh lưỡi vào phách mạnh trong nhịp
  • Đánh lưỡi vào các điểm nhấn hoặc ở những nốt cùng cao độ liên tiếp
Tham khảo thêm  Phân Biệt Rct, Mct, Zct Là Gì Và Các Loại Biến Dòng Bạn Nên Biết

Tại sao cần tập đánh lưỡi đơn

  • Đánh lưỡi đơn giúp tách biệt các nốt trong bản nhạc, đặc biệt là các nốt giống nhau và liền nhau (ví dụ: la la la sol thì 3 nốt la phải đánh lưỡi đơn để tách nó ra)
  • Đánh lưỡi đơn giúp nhấn mạnh một số nốt trong bản nhạc, đặc biệt là nhấn vào nhịp
  • Đánh lưỡi đơn giúp phân biệt chuyển nốt và luyến, nối. Luyến, nối là kỹ thuật thổi liên tiếp 2 nốt khác hoặc giống cao độ cùng một luồng hơi (cùng 1 tiếng)
  • Đánh lưỡi có nghệ thuật (nhanh, dứt và rõ hoặc kết hợp với các kỹ thuật khác) sẽ có thể tạo ra được những làn điệu vui nhộn, dồn dập.
  • Đánh lưỡi đơn giúp chúng ta dể thổi các nốt cao hơn
  • Đánh lưỡi đơn là cơ sở để tập nâng lên đánh lưỡi kép. Vậy nên cần tập lưỡi đơn thật chắc để có thể dể dàng hơn khi tập lưỡi kép.

Vấn đề khi học đánh lưỡi đơn và cách khắc phục

  • Đánh lưỡi quá rõ, quá thô, tiếng lưỡi “tù, tù” nghe rõ ràng làm xấu đi tiếng sáo
  • Tập luyện nhiều sẽ giải quyết vẫn đề trên
  • Đánh lưỡi nhiều quá làm bản nhạc mất đi sự nhẹ nhàng, truyền cảm. Thực tế các nghệ sĩ cũng đánh lưỡi đơn vào hầu hết các nốt, nhưng có nốt họ đánh rõ (thường là đánh rõ vào nhịp), có nốt họ đánh mờ và có thể mờ đến mức khó nghe ra là đánh lưỡi, có thể gọi đó là “đánh như không đánh”.
  • Vậy các bạn có thể tập đánh mờ đi hoăc chỉ đánh lưỡi ở nhịp (nếu thấy đánh mờ khó quá)
  • Như vậy chúng ta cần đánh lưỡi đơn, nhưng chúng ta cần tập đánh nhanh, rõ, nét và không thô và chúng ta cũng cần tập để đánh mờ đi hoặc chỉ nên đánh vào những chỗ cần đánh như nhịp, nhấn, hoặc cần sự nhanh, vui, dồn dập
Tham khảo thêm  Cảm âm Về nơi đây

Các kiểu đánh lưỡi đơn cần tập

  • Đánh lưỡi đơn nét, mạnh và rõ nhất: Các bạn đánh sáo cho lưỡi các bạn giống như đang đọc chữ “T” theo các mức độ từ mạnh đến nhẹ dần
    “Tík – Tịk – Ti”, “Tắk – Tặk – Ta”, “Túk – Tụk – Tu”
  • Đánh lưỡi đơn nhẹ: Thay vì đánh chữ “T” các bạn đánh chữ “Th” thì tiếng đánh lưỡi của các bạn sẽ nhẹ hơn
  • Ở 2 cách đánh trên, các bạn tập luyện đến lúc lưỡi của các bạn nhanh, nhạy và có thể cử động thoải mái trong vòm miệng thì bạn có thể đánh nhanh hay chậm, nét hay mờ tùy ý
  • Âm điệu khi các bạn đọc sẽ giống như âm điệu của tiếng sáo mà các bạn đánh ra được. Vì vậy, các bạn có thể đánh mạnh, nhấn hay nhẹ, mờ hoặc các bạn có thể đánh để thể hiện sự dồn dập hay mạnh mẽ, hay nhanh gọn thì cũng giống như âm điệu mà các bạn đọc ra vậy.
  • Các bạn có thể đánh lưỡi mờ đi hay rõ hơn bằng cách bật lưỡi mạnh hay nhẹ nhàng trong vòm họng
  • Đánh lưỡi mờ: Khi lưỡi các bạn đủ nhạy bén thì các bạn sẽ đánh lưỡi được mờ đi, lưỡi của các bạn sẽ chỉ làm đúng nhiệm vụ đẩy hơi theo từng nốt riêng biệt vào sáo chứ ít phát ra tiếng kêu và có thể điều khiển ở tốc độ nhanh chậm, mạnh nhẹ tùy ý.
  • Một cách đánh lưỡi mờ nữa là thay vì đánh 2 chữ trên các bạn nhấn hơi chữ “H”
  • Đánh lưỡi staccato: đánh lưỡi staccato sẽ cho ra các tiếng sáo riêng biệt, nét và sắc sảo
    • Đánh lưỡi với chữ staccato tiếng Ý, có nghĩa là” riêng biệt”. Tiếng Pháp gọi là ” detache”, cũng có nghĩa riêng biệt người Anh diễn tả gọi “tonguing”
    • Đây là phương pháp đánh lưỡi nhanh bằng đầu lưỡi bằng cách đánh lưỡi ra và ngắt đi nhanh chóng.
    • Đây là bước tập lưỡi đơn để dể dàng luyện lên kỹ thuật đánh lưỡi kép.
Tham khảo thêm  Hướng dẫn cách làm sáo trúc cơ bản

Các bước để tập đánh lưỡi đơn:

  • Bước 1: tập đọc chữ “T”, bật lưỡi đọc chữ “T” giống như các bạn đọc tiếng anh có phiên âm “T” ấy. Đặt đầu lưỡi từ vòm họng sắt với hàm răng trên, sau đó bật ra phát âm chứ “T” hoặc “Tee”, “Ta”, “Tu” “Ti”
  • Bước 2: Bằng cách bỏ đi các âm của lưỡi và tiếng phát ra, cũng ta vẫn để lưỡi cử động như đang đọc những âm đó và áp dụng vào sáo.
  • Bước 3: Tập đánh tật rõ từng tiếng một, không ngắt hơi sau khi đánh lưỡi ra, kéo dài ở một trường độ nhất định
  • Bước 4: Rút ngắn và làm rõ từng nốt, tập đánh lưỡi kết hợp vào bài nhạc hoặc đánh các nốt theo thứ tự đô, rê, mi, fa …
  • Bước 5: Tập đánh nhanh và nét bằng đầu lưỡi (staccato) và tập đánh nhẹ hơn và mờ dần bằng cách đánh chữ “Th”
  • Từ bước thứ 3, các bạn có thể tập đánh lưỡi đơn riêng lẽ hoặc áp dụng luôn vào những bài mà các bạn đang tập để học cách áp dụng lưỡi đơn vào các bản nhạc để biết cách làm cho các bản nhạc có điểm nhấn hơn, ấn tượng hơn, sắc sảo hơn, nhưng vẫn không làm mất đi độ truyền cảm của bản nhạc.
    Xem thêm video:

Shop sáo trúc Lãng Tử: chuyên sáo ngang trúc nứa, sáo bầu, sáo mèo, tiêu bát khổng, tiêu trúc tím, các loại sáo Tàu được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. Các bạn có nhu cầu có thể ghé thăm Shop sáo trúc uy tín chất lượng

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *