Do quá quen thuộc với các đơn vị đo chiều dài hiện đại như km, m, dm, cm, mm nên nhiều người thắc mắc về các đơn vị đo chiều dài vẫn được dùng nhưng ít phổ biến hơn:inch, tấc, li, phân, thước, trượng, dặm, cây số, hải lý…

Li, phân, tấc, thước bằng bao nhiêu m, cm?

Hiện nay sự quy đổi các đơn vị li, phân, tấc, thước, sang mét, centimet như sau:

1 li = 1 mm = 0,1 cm (Một li bằng một minimet bằng không phẩy một centimet)

1 phân = 10 mm = 1 cm (Một phân bằng một centimet)

1 tấc = 1 dm = 10 cm (Một tấc bằng một decimet bằng 10 centimet)

1 thước = 1m = 100cm (Một thước bằng một mét bằng một trăm centimet)

Tuy nhiên, điều các bạn có thể ít biết là ngày xưa các đơn vị đo lường cổ của nước ta quy đổi sangmét, centimet khác với hiện nay.

Thước là đơn vị đo lường từ cổ xưa hay sử dụng. 1 thước ta cổ = 0.47m = 47cm.1 trượng = 4,7m.

Sau này thực dân Pháp xâm lược và quy định 1 thước làm tròn = 0.4 m = 40 cm.

Các đơn vị khác cũng được làm tròn tương tự, cụ thể:

1 li = 0,4mm

1 phân = 4 mm

1 tấc =4 cm

1 thước = 40 cm

đơn vị đo chiều dài

Ảnh minh họa

1 inch bằng bao nhiêu cm?

Inch là một đơn vị đo chiều dài dùng phổ biến tại Mỹ, Anh, Úc, Canada… Hiện nay người Việt quen với khái niệm “inch” qua việc sử dụng các thiết bị màn hình điện tử.

Theo quy đổi, 1 inch = 2,54 cm.

1 dặm, 1 cây số bằng bao nhiêu mét?

Dặm, cây số cũng là những tên gọi đơn vị đo chiều dài mà chúng ta vẫn nghe thấy hiện nay. Trong đó, khái niệm “dặm” hiện phổ biếnlàdặm Anh (mile) và dặm Trung Quốc.

1 dặm Anh (mile) =1,609344 km =1.609,344 m

1 dặm Trung Quốc = 0.5 km = 500m

Từ “cây số” trong tiếng Việt có nguồn gốc từ những cây cột trụ trên các quốc lộ, cách nhau1 km. Do đó rất dễ hiểu khi quy đổi 1 cây số = 1km.

Tìm hiểu về đơn vị Hải lý

Hải lý còn được gọi là dặm biển (ký hiệu: M, NM hoặc nmi) là một đơn vị chiều dài hàng hải.

Theo quy ước quốc tế, 1 hải lý = 1.852 m

đơn vị đo chiều dài

1 hải lý bằng bao nhiêu km?

Người đi biển sử dụng hải đồ để tác nghiệp vị trí và vết đi của tàu. Trên hải đồ thể hiện tọa độ địa lý rất chi tiết, tới từng độ và phút. Hải đồ tuy cố gắng thể hiện địa hình với độ chính xác cao nhất nhưng vẫn có sự biến dạng nhất định, trong đó có vĩ tuyến bị biến dạng nhiều nhất, riêng kinh tuyến hầu như không bị biến dạng, vì vậy mỗi phút kinh tuyến có độ dài khá ổn định cả trên hải đồ cũng như trên thực địa.

Hải lý là đơn vị đo độ dài trên biển, có chiều dài bằng 1 phút kinh tuyến, khoảng 1.852m (mỗi kinh tuyến cách nhau 1 độ = 60 phút). Tương tự như vậy, hải lý trên giờ là đơn vị đo tốc độ tương ứng trên biển. Lề hai bên hải đồ có thang vĩ độ chi tiết tới từng phút, rất thuận tiện cho người dùng căn cứ vào đó mà xác định chiều dài quãng đường hay khoảng cách bằng hải lý.

Hải Đăng (t/h)

Video liên quan

https://www.youtube.com/watch?v=efHHVGeY_E8

By Admin