Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long nằm ở đâu

, học viên đăng ký học

Thông tin chi tiết về Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long 

– Giám đốc

+ Họ tên: Đặng Vinh Hiển

+ Số điện thoại: 0913139290

+ Email: dvhien.sldtb@vinhlong.gov.vn

– Phó Giám đốc

+ Họ tên: Nguyễn Quốc Thanh

+ Số điện thoại: 0945195198

+ Email: nqthanh.sldtb@vinhlong.gov.vn

– Phó Giám đốc

+ Họ tên: Lê Thị Huế Nhi

+ Số điện thoại: 0399451449

+ Email: lthnhi.sldtb@vinhlong.gov.vn

Trung tâm có 03 cơ sở làm việc và 01 chi nhánh:

+ Trụ sở chính: Số 100 Lê Thái Tổ, phường 2, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ sở: Số 55 Mậu Thân, phường 3, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ sở: Số 89A Lê Thái Tổ, phường 2, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

+ Chi nhánh: Bảo hiểm thất nghiệp ấp Phước Yên A, xã Hòa Phú, Long Hồ, Vĩnh Long.

Điện thoại: 02703.822.785 – 02703.834.037 – 02703.863.415 – 02703.863.744- 02703.824.804 – 02703.657.052. Fax: 02703.830.645.

Email: vieclamvinhlong@vnn.vn.

Trang chủ: vlvinhlong.vieclamvietnam.gov.vn

trung tâm giới thiệu việc làm vĩnh long
trung tâm giới thiệu việc làm vĩnh long

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long được thành lập từ năm 1989 và chính thức hoạt động từ năm 1991 với các tên gọi khác nhau qua từng thời điểm: Trung tâm dạy nghề, sản xuất kinh doanh và dịch vụ; Trung tâm Xúc tiến việc làm; Trung tâm Dịch vụ việc làm; Trung tâm Giới thiệu việc làm và theo Quyết định số:1615/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc đổi tên Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Long thành Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Chức năng, nhiệm vụ

1. Hoạt động tư vấn, bao gồm:

a) Tư vấn học nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;

b) Tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;

c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển dụng lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm;

d) Tư vấn về chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.

2. Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển lao động;

b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;

d) Giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3. Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.

5. Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

6. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm.

7. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

8. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Vị trí của Trung tâm

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, là tổ chức thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long quyết định thành lập và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại.

* Quyền hạn

1. Ký kết hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013.

2. Khai thác thông tin về lao động, việc làm và dạy nghề.

3. Phát hành ấn phẩm và đăng tải bản tin về thông tin thị trường lao động theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về tình trạng việc làm của người lao động do Trung tâm giới thiệu hoặc cung ứng lao động.

5. Thu phí theo quy định của pháp luật về phí.

6. Tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật.

7. Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

* Trách nhiệm

1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.

2. Xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Hằng năm xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Thực hiện quyền lợi của công chức, viên chức và người lao động làm việc ở Trung tâm theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện đầy đủ hợp đồng đã giao kết, các cam kết với người lao động, người sử dụng lao động, người học nghề, người được tư vấn, giới thiệu việc làm.

6. Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do Trung tâm giới thiệu hoặc cung ứng trong thời gian người lao động thực hiện hợp đồng lao động mùa vụ, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì theo dõi trong thời gian 12 tháng.

7. Cung cấp thông tin thị trường lao động theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

8. Phân tích, dự báo thị trường lao động phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

9. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập, Trung tâm phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về: Quyết định thành lập Trung tâm, địa điểm đặt trụ sở chính và số điện thoại của Trung tâm.

Trước 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Trung tâm đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.

10. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Trung tâm có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của Trung tâm theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Cơ cấu tổ chức

1. Ban Giám đốc của Trung tâm có : Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

2. Các phòng chuyên môn:

a) Phòng Hành chính – Tổng hợp;

b) Phòng Thị trường – việc làm;

c) Phòng Bảo hiểm thất nghiệp;

d) Phòng Đào tạo.

2. Các tổ chức đoàn thể

– Chi bộ 6 trực thuộc Đảng ủy Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Công đoàn cơ sở thành viên Trung tâm trực thuộc Công đoàn cơ sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Đoàn Thanh niên trực thuộc Đoàn Ủy Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

3. Những thành tích đã được khen thưởng

– Tập thể Lao động tiên tiến các năm 2010, 2011, 2012, 2014, 2015.

– Giấy chứng nhận Biểu tượng vàng “Vì sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam” của Ban Tổ chức chương trình – nguồn nhân lực Việt Nam.

– Đạt giải nhì phần thi “Hiểu biết pháp luật việc làm bảo hiểm thất nghiệp vòng sơ khảo” Hội thi Hiểu biết pháp luật việc làm bảo hiểm thất nghiệp năm 2013 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

– Đạt giải B, giải C, giải C toàn đoàn Hội thi Hiểu biết pháp luật về việc làm bảo hiểm thất nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long các năm 2011, 2013, 2015.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *