Top 10 mẫu báo cáo thực tập tại gara ô tô không thể bỏ qua

, học viên đăng ký học

Gara ô tô là gì? Có những loại gara ô tô nào? Để mở một gara ô tô cần tuân theo những yêu cầu nào? Làm thế nào để viết được một bản báo cáo thực tập tại gara ô tô đúng chuẩn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trong lịch sử ra đời và phát triển nền công nghiệp ô tô, các công ty ô tô đầu tiên ra đời với các phân xưởng, phòng ban khác nhau. Thế nhưng ở thời kỳ này chưa tồn tại dịch vụ sửa chữa như ngày nay mà chỉ có bảo hành chính hãng. Theo thời gian, nhận thấy tầm quan trọng của việc sửa chữa cùng với việc số lượng xe bảo hành vượt quá giới hạn, những gara sửa chữa ô tô được ra đời. Cho đến ngày nay, những gara ô tô vẫn là nơi chủ xe ô tô lui tới thường xuyên để bảo dưỡng và sửa chữa xe của mình.

I. 10 mẫu báo cáo thực tập tại gara ô tô mới nhất

1. Thiết kế phân xưởng gara ô tô của công ty Viet Auto Corp.

Báo cáo đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Thiết kế phân xưởng gara ô tô của công ty Viet Auto Corp.” để nghiên cứu.

Thiết kế phân xưởng gara ô tô của công ty Viet Auto Corp.

Download tài liệu

2. Báo cáo thực tập tại gara ô tô Trung tâm sửa chữa ô tô Trung Phong

Đề tài Báo cáo thực tập tại gara ô tô Trung tâm sửa chữa ô tô Trung Phong đã được lựa chọn và nghiên cứu thực hiện báo cáo.

Báo cáo thực tập tại gara ô tô Trung tâm sửa chữa ô tô Trung Phong

Download tài liệu

3. Báo cáo thực tập tại tại gara ô tô của Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải

Báo cáo trên đã tìm hiểu và thực hiện đề tài Báo cáo thực tập tại tại gara ô tô của Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải.

Báo cáo thực tập tại tại gara ô tô của Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải

Download tài liệu

4. Báo cáo thực tập tại gara ô tô Công ty TNHH gara ô tô số 10

Báo cáo thực tập tại gara ô tô Công ty TNHH gara ô tô số 10  là báo cáo của bạn sinh viên nghiên cứu về gara ô tô.

Báo cáo thực tập tại gara ô tô Công ty TNHH gara ô tô số 10

Download tài liệu

5. Báo cáo thực tập tại tại Gara ô tô Ninh 

Bạn sinh viên đã tìm hiểu và thực hiện báo cáo thực tập với đề tài Báo cáo thực tập tại tại Gara ô tô Ninh.

Báo cáo thực tập tại tại Gara ô tô Ninh

Download tài liệu

6. Báo cáo thực tập tại tại Gara ô tô Đà Nẵng

Đề tài Báo cáo thực tập tại tại Gara ô tô Đà Nẵng được bạn sinh viên lựa chọn để thực hiện báo cáo.

Báo cáo thực tập tại tại Gara ô tô Đà Nẵng

Download tài liệu

7. Báo cáo thực tập tại gara ô tô tại Công ty TNHH Thái Quang Anh

Báo cáo thực tập tại gara ô tô tại Công ty TNHH Thái Quang Anh là báo cáo được bạn sinh viên lựa chọn nghiên cứu.

Báo cáo thực tập tại gara ô tô tại Công ty TNHH Thái Quang Anh

Download tài liệu

8. Báo cáo thực tập tại Gara ô tô Thân Thiết

Báo cáo thực tập tại Gara ô tô Thân thiết đã được bạn sinh viên lựa chọn và nghiên cứu.

Báo cáo thực tập tại Gara ô tô Thân Thiết

Download tài liệu

9. Báo cáo thực tập tại tại Gara ô tô Hùng Mạnh

Báo cáo thực tập trên đã nghiên cứu và thực hiện đề tài Báo cáo thực tập tại tại Gara ô tô Hùng Mạnh.

Tham khảo thêm  Nội dung báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Báo cáo thực tập tại tại Gara ô tô Hùng Mạnh

Download tài liệu

10. Thiết kế mô hình cửa đóng mở tự động cho gara ô tô với kỹ thuật PLC 

Thiết kế mô hình cửa đóng mở tự động cho gara ô tô với kỹ thuật PLC là đề tài bạn sinh viên lựa chọn để đi sâu nghiên cứu.

Thiết kế mô hình cửa đóng mở tự động cho gara ô tô với kỹ thuật PLC

Download tài liệu

100++ mẫu báo cáo thực tập tại gara ô tô không thể bỏ qua

Nhân viên gara sửa chữa ô tô phải là người có trình độ chuyên môn tốt, là người có tâm với nghề.

II. Cơ sở lý luận về gara sửa chữa ô tô

1. Gara sửa chữa ô tô là gì?

Gara sửa chữa ô tô là một phần của căn nhà hay một tòa nhà, được xây dựng, thiết kế làm nơi sửa chữa xe ô tô.

2. Phân loại gara ô tô

Có rất nhiều loại gara sửa chữa, có gara chỉ sửa chữa máy hay sửa chữa gầm nhưng cũng có những gara sửa chữa nhiều phần cơ bản của xe ô tô.

  • Những gara sửa chữa hầm: chuyên sửa chữa từ hệ thống lái, treo, phanh, hệ thống truyền lực. Một số vấn đề thường gặp khi sửa chữa gầm: trục lái bẩn, mất trợ lực, xe kêu lớn khi vào ly hợp, kẹt chân côn, khó khăn khi vào số,..
  • Những gara sửa chữa điện: chuyên chẩn đoán và sửa chữa các bệnh của hệ thống điện trên xe như hệ thống chiếu sáng, hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống âm thanh, hệ thống gạt nước rửa kính, hỏng ổ khóa từ,..
  • Những gara sửa chữa thân vỏ: chuyên gò; hàn phục hồi hình dáng xe sau tai nạn hay va quệt; chuyên thay sơn, bả,..
  • Những gara sửa chữa tổng thể: sửa chữa toàn bộ những vấn đề liên quan đến ô tô.

Các gara tại Việt Nam hiện nay hầu hết là các gara sửa chữa đơn thuần từng mảng thuộc máy, gầm hoặc điện, thân vỏ. Một số gara lớn hơn thì sửa chữa thêm một số phần phụ thuộc các mảng còn lại.

Có rất ít gara nhận sửa chữa tổng thể toàn bộ ô tô.

Đọc thêm:

10+ báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy HOT

Bản báo cáo thực tập nhà thuốc tư nhân

3. Những quy tắc cơ bản khi sửa chữa, bảo dưỡng

  • Tất cả những đơn vị tháo lắp các cụm tổng thành phải để theo thứ tự và lắp ngược lại. Khi tháo phải đặt các chi tiết theo một trình tự các định, hiểu được nhiệm vụ và nguyên lý của từng chi tiết tổng thành trước khi tháo.
  • Sau khi tháo các bộ phận, phải làm sạch các cặn bẩn, lau rửa sạch các phụ tùng nhằm làm tốt công tác kiểm tra kỹ thuật của tất cả phụ tùng.
  • Không được sử dụng nhôm, kẽm trong dung dịch kiềm (xà phòng) để rửa các phụ tùng.
  • Chỉ khi các điều kiện sạch của các chi tiết được đảm bảo thì việc lắp ráp mới được tiến hành.
  • Các chi tiết có chuyển động tương đối, trước khi tháo lắp phải chú ý thêm dầu mỡ bôi trơn đúng loại cho từng bộ phận để đảm bảo cho từng chế độ làm việc.
  • Chú ý khi siết các mối bắt chặt có lắp lót bằng cao su, không nên dùng sức quá mạnh. Nếu quá mạnh tay sẽ làm các miếng cao su nứt, bể, biến dạng và hư hỏng.
  • Các chi tiết bằng ren thì phải siết lực đủ mạnh, đúng momen quy định để đảm bảo vận hành xe trơn chu, nếu không khi hoạt động ren bị lỏng ra.
  • Trước khi tháo động cơ phải xả hết dầu nhờn ở hộp số.
  • Phải kéo phanh tay, chèn các bánh để xe không tự do dịch chuyển khi đưa ô tô vào sửa chữa. Đồng thời phải để máy thật nguội, trừ trường hợp cần kiểm tra hoạt động của động cơ, phanh lúc khởi động.
  • Chú ý xung quanh xem có vật cản không trước khi ra tín hiệu cho xe di chuyển.
Tham khảo thêm  Game Nhảy Audition 2U – Hướng Dẫn Chơi Từ “A-Z”

III. Những điều cần thiết khi mở một gara sửa chữa ô tô

1. Yêu cầu về vốn

  • Đối với chi phí ban đầu để mở một gara ô tô, số vốn cần có rơi vào khoảng 1 tỷ đồng.
  • Chi phí này chủ yếu là sử dụng để mua sắm các thiết bị và phụ tùng sửa chữa do giá của chúng khá cao.
  • Bên cạnh đó là chi phí cho các thiết bị chuyên dụng để đáp ứng nhu cầu, sửa chữa, bảo hành ô tô.

2. Yêu cầu về vị trí địa lý và diện tích mặt bằng

a. Vị trí của gara

  • Gara nên được đặt ở những địa điểm đẹp như cạnh đường lớn, khu vực chung cư, nội thành, những vị trí đông dân cư có lượng ô tô con nhiều. 
  • Vị trí cần rộng rãi, khách hàng thuận tiện tiến, lùi xe. Khi đó, công việc sẽ nhiều hơn, thuận lợi, doanh thu sẽ cao hơn. 
  • Việc chọn địa điểm cực kỳ quan trọng nó sẽ là yếu tố then chốt để bạn có lượng khách hàng ổn định.

b. Diện tích của gara ô tô

  • Là yếu tố khá quan trọng do gây ảnh hưởng đến không gian để lắp đặt máy móc và khoảng không để làm việc với xe của khách hàng. 
  • Không gian đặt gara ô tô có diện tích càng rộng thì càng tốt.
  • Làm gara phải diện tích rộng từ 300m2 trở lên đủ để chứa khoảng 1-2 cầu nâng và trang thiết bị khác.

3. Yêu cầu về thiết bị hỗ trợ và máy móc sửa chữa

Cần thiết phải có đủ 3 nhóm thiết bị và máy móc chính sau:

  • Nhóm máy móc, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng: Cẩu máy, Đội hộp số, Kích cá sấu; Cầu nâng 2 trụ, Cầu nâng cắt kéo; Phòng sơn; Bệ thử phanh;..
  • Nhóm dụng cụ chuyên dụng: Máy cân mâm, Máy cân chỉnh góc lái, Máy súc béc, Các thiết bị đo kiểm soát áp suất động cơ,..
  • Vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế: Sơn, Chì cân mâm,..

4. Yêu cầu về nhân lực

  • Nhân viên gara sửa chữa ô tô phải là người có trình độ chuyên môn tốt, là người có tâm với nghề.
  • Cần có ít nhất 1 người thợ chính có kinh nghiệm lâu năm để xử lý những tình huống khó một cách chuyên nghiệp nhất.
  • Nhân viên phải có thái độ phục vụ, thái độ làm việc đúng mực.
  • Đọc thêm:

Top 13 mẫu báo cáo thực tập ngành may HOT không thể bỏ qua

Báo cáo thực tập nhà thuốc GPP mới nhất 2020

IV. Đảm bảo an toàn lao động khi làm việc tại tại gara sửa chữa ô tô

1. Những nguyên nhân gây ra tai nạn tại tại gara sửa chữa ô tô

  • Gara ô tô chưa trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn cho người lao động hoặc các thiết bị bảo hộ bị hỏng, không hoạt động tốt.
  • Do nhân viên kỹ thuật vi phạm các tiêu chuẩn, không tuân thủ quy trình sử dụng máy an toàn.
  • Do máy móc bị hỏng, gặp sự cố dẫn đến hở điện hoặc hoạt động không chính xác.
  • Điều kiện gara ô tô không tốt, độ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
  • Nhan viên tại gara không nghiêm túc tuân theo nội quy an toàn.
  • Gara ô tô bừa bộn; máy móc, thiết bị sửa chữa không được sắp xếp gọn gàng.
Tham khảo thêm  Hướng dẫn trình bày danh mục bảng biểu trong báo cáo thực tập

2. Những cách thức đảm bảo an toàn lao động khi làm việc tại gara sửa chữa ô tô

a. Biện pháp dành cho người lao động khi làm việc trong tại gara sửa chữa ô tô

  • Mặc quần áo đồng phục được chứng nhận đủ chuẩn lao động của gara.
  • Sử dụng những thiết bị an toàn theo đúng quy định.
  • Không sử dụng những vật dụng không cần thiết tại gara ô tô như đồ đeo tay.
  • Không tự ngắt hoặc bật nguồn điện của gara ô tô vì có thể gây chập hoặc cháy nguồn điện.
  • Chủ Gara ô tô có trách nhiệm phải đào tạo cách sửa chữa máy móc thiết bị cho nhân viên trong gara.

b. Biện pháp đối với gara sửa chữa ô tô và thiết bị sửa chữa trong gara

  • Gara cần được vệ sinh thường xuyên, sắp xếp gọn gàng công cụ và thiết bị sửa chữa.
  • Cuối ngày cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cần thiết, không để máy móc và thiết bị sửa chữa quá mất vệ sinh.
  • Không để các vật dễ cháy trong gara. Nguồn điện phải được đặt ở những chỗ thuận tiện và tránh xa những chỗ dễ cháy cũng như nguồn nước.
  • Trang bị các biện pháp, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
  • Phải tiến hành kiểm tra dụng cụ, thiết bị cẩn thận trước khi tiến hành sửa chữa ô tô.
  • Đảm bảo hệ thống điện an toàn, dễ dàng sử dụng.
  • Phân biệt các vùng nguy hiểm, có đặt biển cảnh báo.

V. Thực hành viết báo cáo thực tập tại gara sửa chữa ô tô

Để viết được một bản báo cáo thực tập tại gara sửa chữa ô tô hoàn chỉnh nhất, bạn cần thiết phải tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ những thông tin sau:

  • Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan thực tập.
  • Tìm hiểu cơ sở vật chất của công ty.
  • Nội dung thực tập tại gara ô tô đã chọn.
  • Những nội dung công việc đã được giao cho trong kỳ thực tập.
  • Đưa ra đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của cơ quan thực tập.
  • Một số đề xuất đóng góp cho cơ sở thực tập.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về Gara ô tô để giúp bạn bước đầu lên kế hoạch xây dựng một báo cáo thực tập. Ngoài ra, 123doc luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin, tài liệu chất lượng để nghiên cứu chuyên sâu và hoàn thành thật xuất sắc báo cáo thực tập của mình.  

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *