Mông Cổ, đất nước của một thời đã qua và sự tĩnh lặng ngày nay
Trong một thế giới liên tục bị tàn phá và xáo trộn bởi các cuộc xung đột địa chính trị toàn cầu, chỉ có Mông Cổ vẫn là một quốc gia ổn định và yên bình. Hầu như không có thông tin nào về những biến động kinh tế chính trị diễn ra với quốc gia này, mọi điều đều rất bình yên.
Nhiều người Việt Nam đã từng đến, đi
qua hoặc thậm chí sống ở Ulan Bator, nhưng đó là một
thời đã qua. Những bức ảnh của người địa phương và dân du lịch, đăng tải trên Instagram cho chúng ta một góc
nhìn về một đất nước thảo nguyên mênh mông của ngày hôm nay.

Thành phố Ulan Bator là thành phố được xây dựng với kiểu kiến trúc tập thể và giống như đại đa số các thành phố của các quốc gia thời kỳ Xô viết

Trung tâm thành phố phát triển nhanh chóng với những cao ốc mới với thiết kế châu Âu

Một khu chung cư cao cấp mới xây dựng ở Ulan Bator, không rõ vì lý do gì được rào bằng hàng rào dây thép gai

Ở đất nước có số dân thưa thớt này, vẫn có hiện tượng tắc đường và kẹt xe

Đại đa số các khu dân cư còn lại vẫn mang đậm dấu ấn thời kỳ Xô viết



Một công trình xây dựng mang đậm dấu ấn thời kỳ Xô viết, nhưng lại có một bức tượng khá khác thường

Thậm chí có cả một bức phù điêu kỉ niệm nhóm Beatles

Nhà ga trung tâm thành phố Ulan Bator

Các khu phố cũng dày đặc quảng cáo và các cửa hiệu

Ngoại ô thành phố khá giống với nhiều nước thời kỳ Xô viết, là khu vực của những ngôi nhà tư nhân


Cuộc sống ở vùng ngoại ô thành phố phải nói rằng không được tiện nghi


Người dân ngoại ô thường hay mặc trang phục dân tộc, ví dụ như một người bán sách hè phố

Trang phục dân tộc hầu hết chỉ có những người đứng tuổi mặc, nhưng trong các ngày lễ hội thì tất cả mọi người đều mặc

Bác sĩ, bệnh nhân và tình nguyện viên người Bồ Đào Nha cùng chơi cờ vua

Tượng Thành Cát Tư Hãn có ở khắp mọi nơi

Một sản phẩm nước uống phổ thông rất quen thuộc của thời kỳ Xô viết, vẫn hoạt động bình thường ở Mông Cổ

Cảnh sát Mông Cổ

Thể dục thể thao trong một trường mẫu giáo

53% người dân Mông Cổ theo đạo Phật, ở Mông Cổ có khoảng 250 ngôi chùa

Và đây là Hộ chiếu Mông Cổ
Trịnh Thái Bằng