Đối với người thiết kế, việc tận dụng ánh sáng tự nhiên là một sự đảm bảo chất lượng không gian cho công trình cũng như tiết kiệm năng lượng. Nhận thức được giới hạn nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu giảm năng lượng tiêu thụ, đã ngày một giảm đi vai trò của hệ thống chiếu sáng nhân tạo, buộc các kiến trúc sư phải tìm kiếm các giải pháp thiết kế hiệu quả hơn. Với mục tiêu này, các hình thức khác nhau đã được áp dụng để thu giữ ánh sáng tự nhiên. Các hệ thống này cũng có thể đảm bảo các thuộc tính không gian tuyệt vời nếu được sử dụng hợp lí. Dưới đây chúng tôi đã tập hợp năm hệ thống thiết yếu cho ánh sáng .
Skylight
Được tạo thành như các lỗ nằm ngang ở vị trí trọng yếu trên mái nhà của công trình, cửa sổ trần tạo một lối vào trực tiếp cho ánh sáng tự nhiên vào khu vực bên trong của công trình. Nó thường nhận một lớp kính mờ, cho phép tăng tỉ lệ phần trăm của ánh sáng vào không gian. Loại này nên được sử dụng cẩn thận, vì chúng có xu hướng ưu tiên tăng tải nhiệt trong tòa nhà, tăng nhiệt độ bên trong. Do đó, chúng phải được tính toán kĩ lưỡng và có dự kiến về kích thước và vật liệu đóng kín.
Skylight như là sự thay thế cho cách đóng không gian phía trên, nó có thể là nhiều lớp kính hoặc tấm polycarbonate cho phép ánh sáng vào gián tiếp và giảm tỷ lệ ánh sáng. Đây là một trong những hệ thống chiếu sáng được sử dụng nhiều nhất, nó được khuyến nghị cho không gian cố định, chẳng hạn như khu vực lưu thông, phòng họp hoặc phòng tắm. Ngoài ra, đây cũng là hệ thống đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích thước, cách mở truyền thống hay các loại mô hình ống phức tạp hơn.
Sheds
Được sử dụng thường xuyên trong các tòa nhà công nghiệp và nhà kho có mái bằng kim loại, loại cửa sổ mái này được cấu hình như các thiết bị dựa trên hình học răng cưa của mái nhà, với khuynh hướng sắp xếp có tính toán để nhận được một lượng ánh sáng nhất định. Chúng thường được định vị trong mối liên hệ với mặt đứng ít ánh sáng mặt trời (Ở bán cầu Nam là phía Nam và ngược lại) cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu vào mà không phải là ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Trong một số trường hợp, chúng có thể mở thêm các lỗ thông gió.
Các biến thể của nó về kích thước và khuynh hướng được thiết kế dựa trên yêu cầu phần trăm sáng của không gian bên trong, cho phép đầu vào ánh sáng lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Trong hệ thống này, rất cần thiết khi dùng khung kính để ngăn sự xâm nhập của nước mưa.
Lanternins
Là dạng các khe hở từ phần nhô lên của mái nhà, chúng được tạo ra từ việc xếp chồng các mái nhỏ lên trên từ đó tạo ra luồng ánh sáng đi vào từ hai phía của cửa mái.
Ngoài việc là đầu vào của ánh sáng, hệ thống này còn cho phép sự thay đổi liên tục của không khí nếu khung di động được sử dụng trong trường hợp không khí nóng gia tăng.
Domes
Vòm cung cấp lượng ánh sáng đi xa hơn so với các trường hợp trên. Tuy nhiên, với kích thước lớn giả định, hầu hết trường hợp, chúng tạo ra nhiệt tải lớn bên trong công trình, do đó chúng được sử dụng trong các không gian ngắn hạn như dành cho lưu thông, sân trong hoặc khu vực trung tâm.
Atriums
Giống với skylight, giếng trời mở trực tiếp trên mái nhà, trong hầu hết trường hợp là hình kim tự tháp hay là hình mái hai dốc, được xây dựng phần khung bao kim loại và lắp đặt kính. Trái với các loại hình nói trên, giếng trời được đề xuất cho các tòa nhà cao tầng, nó cho phép tạo ra độ sáng lớn hơn mà không tạo ra nhiệt tải cao.
Solar tubes
Cũng như skylight, những chiếc ống năng lượng mặt trời có thể được lắp đặt ở các loại mái khác nhau, bằng phẳng hoặc có độ dốc. Với sự đa dạng về chiều dài và chiều rộng, chúng có thể linh hoạt hoặc cứng nhắc. Sự khác biệt là chúng mang ánh sáng thông qua phản xạ, trong không gian và mái nhà – những nơi không thể lắp đặt các hệ thống như trên.
Bên trong ống được phủ lớp vật liệu phản quang, tạo ra những cường độ ánh sáng khác nhau dựa vào kích thước và chất liệu của chúng, giới thiệu một giải pháp tối ưu cho những dự án thương mại và công nghiệp. Ngoài ra trên thị trường còn có mô hình các sợi thủy tinh được bán cho những dự án như nhà ở và các công trình nhỏ hơn.