Đầu Bùi Là Gì – Ý Nghĩa Những Từ Thô Tục Trong Việt Ngữ

, học viên đăng ký học

Cổng thông tin liên lạᴄ ᴠà là nơi trao đổi tâm tình, ᴄhia ѕẻ kỷ niệm ᴄủa đồng hương Kontum, thân hửu ᴠà bạn đọᴄ

Chu Mộng Long: Tôi đã có đến hai bài làm rõ “đầu súng” (trong “đầu súng trăng treo”) không liên quan đến “đầu người”. Bởi vì bản thân “đầu” là một từ độc lập, mượn tự hình gốc Hán là cái nắp đậy (亠), nghĩa gốc là chỉ phần trên cùng, không phân biệt đó là đầu gì. Khi kết hợp với cái gì thì nó ra cái đầu đó và xác định nghĩa cho cái đó: đầu người, đầu bò, đầu sông, đầu núi, đầu gậy, đầu súng… Trong trường hợp này, nghĩa ban đầu là chỉ phần trên cùng không thay đổi. Không có chuyện “chuyển nghĩa” khi một từ kết hợp tự nhiên với một từ trong hoạt động của nó. Nên nhớ là sách giáo khoa hỏi sự chuyển nghĩa của bản thân từ “đầu” chứ không hỏi cả cụm từ rồi khoe cả tràng “ẩn dụ tri nhận”. Khoe theo cách “bác sĩ – thằng bán thịt” của Nguyễn Vượng thì đúng là “cục phân” với “nắm cơm” cũng có quan hệ liên tưởng nếu đầu người nghĩ theo cách của đầu chó.

Cái tối thiểu là phân biệt từ với cụm từ, nghĩa chung với nghĩa cụ thể, từ nhiều nghĩa với hiện tượng chuyển nghĩa, kể cả ẩn dụ từ với ẩn dụ tri nhận, các giáo sư tiến sĩ ngôn ngữ học còn chưa rõ mặt nào đủ để thảo luận về một bài tập tiếng Việt lớp 9?

Nhắc lại bài tập SGK lớp 9 rõ ràng hỏi về ẩn dụ từ vựng, ở từ “đầu”, chứ không phải hỏi về mối quan hệ của cụm “đầu súng” với “đầu người” theo ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) của ngôn ngữ học tri nhận.

Tham khảo thêm  Cách Vẽ Tình Bạn Đẹp đơn giản bằng bút chì / How to Draw Best Friend with pencil /Kim Chi Art & Draw

Nếu ai đã từng đọc giải kiến tạo (deconstruction) của Derrida thì sẽ dễ hiểu vấn đề. “Đầu” trong trường hợp này giống như ví dụ về “nước” trong giải thích của Derrida: “nước” là cái biểu đạt (signifier) ban đầu, và để xác định cái được biểu đạt (signified) của nó, trong quá trình sử dụng, “nước” tự nó đã sinh sản và phát tán liên tục những cái biểu đạt mới và từ đó mới thành nghĩa: nước sông, nước bể, nước giếng, giọt nước, thác nước, hơi nước… thậm chí được thay thế thành H2O, water. Hậu quả là “không xác định cái được biểu đạt” mà chỉ có “cái biểu đạt của cái biểu đạt”. Theo Derrida, nghĩa gốc là thứ bất khả tri nguyên vì lịch sử của từ là rất tương đối và vô tận tích.

Một bạn phản biện rằng, nếu “đầu” tất nhiên phải là “đầu người” thì tiếng Việt bị thừa chữ “người”, từ này chỉ cần nói “đầu” thì chắc đã là đầu người. Chẳng hạn, “Trai thì trung hiếu làm đầu” thì chắc hẳn “đầu” đó là “đầu người”? Khi lấy con người làm trung tâm theo cách hiểu về thuật “dĩ nhân vi trung” của mấy giáo sư Việt ngữ học thì từ “đuôi” chắc cũng là “đuôi người”. Lẩn quẩn một hồi, hóa ra ngôn ngữ ra đời ngay khi con người chưa tiến hóa đến mất cái đuôi. Vậy là “đuôi chó”, “đuôi bò”, “đuôi thuyền”, “đuôi đèn”… đều là ẩn dụ cho cái “đuôi” của con người, nghĩa gốc?

Các sách Ngôn ngữ học tri nhận Việt Nam đều hiểu “dĩ nhân vi trung” là lấy con người để mô tả vạn vật, chẳng hạn, Trần Văn Cơ còn khẳng định như đinh, rằng “con người là một tiểu vũ trụ” nên bản thân nó chứa tất cả vũ trụ bên ngoài, và con người đã dùng từ ngữ chỉ người rồi gán cho tất cả vạn vật? Vậy mà không ai phản biện, rằng từ chỉ con người có số lượng bao nhiêu mà có thể dùng để chuyển cho hàng hà số sự vật, hiện tượng trong trời đất?

Tham khảo thêm  Cách giặt chân váy da đúng cách, hiệu quả, đơn giản tại nhà

Cái gọi là “dĩ nhân vi trung” lấy con người làm hệ quả chiếu của nhận thức (tri giác, trải nghiệm, tư duy nguyên thủy, ngây thơ về không gian, vị trí, dạng thực…) bị hiểu thô thiển thành lấy cơ thể con người để đặt tên cho sự vật hiện tượng, thậm chí đồng nhất với ẩn dụ từ nên mới tạo ra sự kỳ quặc ấy.

Một bạn trách lý ra tôi không nên dẫn những từ ngữ tục. Ơ hay, từ ngữ tục là một phần sinh ngữ của mọi ngôn ngữ, nếu không nói có khi chính từ ngữ tục mới là ở dạng nghĩa gốc, vì nó phải ra đời trước những lớp từ gọi là thanh. Những cái gọi là nhã ngữ, nói né, nói tránh, thậm chí nhiều ẩn dụ, hoán dụ đều là sản phẩm của cấm kỵ. Có tục thì mới có cấm để từ đó đẻ ra những từ gọi là thanh. Thanh một hồi vươn ra bên ngoài tự nhiên và vươn lên đến tận thiên ở trên trời thì còn gì là “dĩ nhân vi trung”? Nhà ngôn ngữ học khoe tri nhận luận với phương châm “dĩ nhân vi trung” mà cắt hẳn từ ngữ tục đi khác nào tự thiến hoặc thành kẻ mù lòa, làm sao có thể tìm thấy “nghĩa gốc”?

Nhân nói từ ngữ tục mới là từ mang nghĩa gốc, tôi lại khẳng định điều bài trước đã nói. Nếu “đầu súng” có mang tính ẩn dụ, cứ cho là ẩn dụ tri nhận của phương châm “dĩ nhân vi trung” đi, thì đó phải là ẩn dụ cho cái “đầu trâu”. Bởi vì, để né tránh “đầu trâu” tục, người ta đã thay thế thành “đầu súng” thanh, thiêng. Ẩn dụ phải dựa trên trụ liên tưởng hoặc tương đương, “đầu súng” và “đầu người” đều có khả năng khắc đạn, tất nhiên là khác biệt giữa đạn đồng và đạn… nước, đạn giết người và đạn… đẻ ra người. Đó mới là thực tế tri nhận, khi ngoài đời người ta vẫn dùng “súng” thay “trâu”. Ẩn dụ này vừa đảm bảo “dĩ nhân vi trung” vừa chắc chắn lành mạnh hơn thứ ẩn dụ dùng “đầu súng” thay thế cho “đầu người” (vì đầu người mà khắc đạn thì đúng là cái đầu khốn nạn). Vậy thì bài thơ Đồng chí phải sửa câu “Ruộng nương anh gửi bạn thân cây” thành “Vợ con anh gửi bạn thân cây”. Bởi vì trong đêm trăng ấy, anh lính nghĩ thằng bạn thân nào đó đang cày vợ mình mà giương cái súng trong quần lên dưới trăng? Thật là thô bỉ nhưng nhà ngôn ngữ học tri nhận Nguỵễn Vượng bảo không liên tưởng từ súng sang một bộ phận cơ thể người thì làm sao “đảm bảo nhất thơ”!? Hơ hơ…

4.9/5 - (43 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *