42 câu đố về địa danh Việt Nam

, học viên đăng ký học

Dưới đây là một số câu đố vui về các địa danh như về địa danh lịch sử, các tỉnh thành, các con sông… tại Việt Nam, vừa giúp bạn thư giãn đồng thời biết thêm về địa lý Việt Nam.

=>> Tham gia đố vui cùng người khác về địa lý lịch sử

Tuyển chọn những câu đố về địa danh Việt Nam bao gồm các câu đố: câu đố về địa danh lịch sử, câu đố về địa danh sông nước, câu đố về địa điểm tỉnh thành… giúp các bạn hiểu thêm về địa lý Việt Nam.

42 câu đố về địa danh Việt Nam

Câu đố về địa danh

  • Câu đố về các tỉnh, thành phố ở Việt Nam
  • Câu đố về các con sông ở Việt Nam
  • Câu đố về các ngọn núi ở Việt Nam

Câu đố về các tỉnh, thành phố ở Việt Nam

Câu đố số 1:

Một thành phố biển
Tên gọi có răng
Đố hữu, đố bằng
Biết chăng đáp nhanh

Đáp án: Nha trang

Câu đố vui số 2:

Tên chỉ một tiếng
Đố ai nhanh miệng
Thành phố tên gì?
Mau đáp liền đi
Ghi tên kim bảng

Đáp án: đó là TP Vinh và TP Huế.

Câu đố vui số 3:

Tên nghe nửa ruộng nửa rừng
Đố ai ai trải ai từng đáp đi
Đó là tỉnh gì?

Đáp án: Tỉnh Lâm Đồng

Câu đố về địa danh số 4:

Bốn bình trước, bốn bình sau
Nhanh tìm 8 tỉnh kể mau khen tài

Đáp án: Bình Dương, BÌnh Phước, Bình Định, Bình Thuận Hòa Bình, Thái BÌnh, Ninh Bình, Quảng Bình

Câu đố mẹo về địa danh số 5:

Tỉnh gì không thấp?

Đáp án: Tỉnh Cao Bằng

Câu đố về các tỉnh thành số 6:

Đố chơi, đố chọc
Vừa học vừa vui
Ai biết giúp tui
Kể tôi 3 tỉnh
Có ba con vật hiện ra

Đáp án: Sóc Trăng, Đồng Nai, Sơn La

Câu đố số 7:

Tỉnh gì không sâu?

Đáp án: Bắc Cạn

Câu đố địa danh số 8:

Tên GIANG mà chẳng phải sông
Đây tên năm tỉnh, ai thông đáp liền
Em ngoan thi với bạn hiền
Đáp nhanh đáp đúng, ưu tiên thưởng quà

Đáp án: Hà Giang, Bắc Giang, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang

Câu đố số 9:

Tỉnh gì không chậm, đáp mau khen tài

Đáp án: tỉnh Cà Mau

Câu đố địa danh số 10: 

Tỉnh gì tên chẳng thiếu đâu?

Đáp án: Thừa Thiên Huế

Câu đố địa danh số 11:

Tỉnh gì tên chẳng chiến tranh bao giờ?

Đáp án: Thái Bình, Hòa Bình

Câu đố địa danh số 12

Tỉnh gì không chậm, đáp mau khen tài

Đáp án: Cà Mau

Câu 13: 

Ở đâu năm cửa nàng ơi?

Đáp án: Hà Nội

Câu 14: 

Phía trong quần đảo Thổ Chu,
Trong vùng vịnh biển tít mù cực nam.
Đảo nào nước mắm lừng danh,
Là đảo lớn nhất Việt Nam của mình?

Đáp án: Phú Quốc

Câu đố 15:

Tỉnh nào tiếp giáp đất Miên,
Là nơi có núi Bà Đen lâu đời?

Đáp án: Tây Ninh

Câu 16: 

Còn xứ nào lại là miền,
Bạch công tử cũng đốt tiền mua vui?

Đáp án: Mĩ Tho

Câu 17: 

Nơi nào có bến Ninh Kiều,
Tây Đô sông nước dập dìu khách thương?

Đáp án: Cần Thơ

Câu 18: 

Nơi nào Hòn Ngọc Viễn Đông,
Cái tên sống mãi trong lòng chúng ta?

Đáp án: Sài Gòn

Câu 19: 

Theo ngược lên dòng sông Ba,
Nơi buồn muôn thuở gọi là gì đây?

Đáp án: Buôn Ma Thuột

Câu 20: 

Xuôi nam thì đến một miền,
Nghe tên tỉnh biết vừa yên vừa giầu.

Đáp án: Phú Yên

Câu đố về các con sông ở Việt Nam

1. Sông nào có cầu Đà Rằng?

– Sông Ba

2. Ải nào chém giặc Liễu Thăng bay đầu?

– Ải Chi Lăng

3. Sông nào trước? sông nào sau?
Như rồng uốn khúc đẹp màu phù sa.

– Sông Tiền và Sông Hậu

4. Sông nào chia cắt sơn hà
dưới thời Trịnh Nguyễn thật là xót xa?

– Sông Gianh

5. Sông nào lạnh lẽo tâm can
chảy qua Đà Nẵng Quảng Nam trung phần?

– Sông Hàn

6. Sông nào chia cắt nước nhà
hai miền Nam Bắc can qua tương tàn?

– Sông Bến Hải

7. Sông nào vẳng tiếng thần thơ
nức lòng quân sĩ đang chờ phản công?

– Sông Như Nguyệt

8.Thơ rằng:

“Nước Nam do Vua Nam trông,
Rõ ràng định giới ở trong sách trời.
Cớ sao bây dám cãi lời,
Mang quân xâm lược để rồi mạng vong.”
Sông nào bên đục bên trong?

– Sông Thương

9. Sông nào nước chảy ngược dòng lạ chưa?

– Sông Kì Cùng

10. Sông nào chảy xuống Nam phần,
Đổ ra chín nhánh cửa sông như rồng.
Phun nước vào đến biển Đông,
Phù sa bồi đắp cho đồng lúa xanh?

– Sông Cửu Long

11. Sông nào cọc nhọn dăng hàng,
Hai phen đuổi bọn tham tàn bắc phương.
Ngô Quyền rồi Hưng Đạo Vương,
Quân Tầu hết dám coi thường dân Nam?

– Sông Bạch Đằng

12. Sông nào đỏ lớp phù sa?

– Sông Hồng

13. Sông nào chín nhánh chảy ra Thái Bình?

– Sông Cửu Long

Câu đố về các ngọn núi ở Việt Nam

1. Núi nào giữa có đèo Ngang,
Xưa từng giúp chúa Nguyễn Hoàng dung thân?

– Hoành Sơn

2. Núi nào cao nhất nước ta?

– Hoàng Liên Sơn

3. Núi nào sánh với công cha cao vời?

– Núi Thái Sơn

4. Núi nào Lê Lợi hội thề,
Một lòng tụ nghĩa diệt bè xâm lăng?

– Núi Bù Me (Lam Sơn)

5. Núi nào năm ngọn quây quần
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ gần bên nhau?

– Ngũ Hành Sơn

6. Nơi nào trắng rợp hoa lau
xưa Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu phất cờ?

– Núi Mã Yên (Hoa Lư)

7. Sông nào vẳng tiếng thần thơ
nức lòng quân sĩ đang chờ phản công?

8. Núi nào Thánh Gióng lên trời?
– Núi Sóc Sơn

9. Núi nào chạy dọc miền Trung?
– Trường Sơn

Câu 1: Lá xanh cành đỏ hoa vàng. Là là mặt đất, thiếp đố chàng giống ai? Là gì?

Đáp án: Rau sam.

Câu 2: Loẹt quẹt như đuôi gà thiến. Liến thiến như ngọn thối lai. Chúa mất tôi ngơ ngẩn kiếm hoài. Tôi mất chúa nằm im lẳng lặng. Là gì?

Đáp án: Cái chổi.

Câu 3: Quả gì đỏ tựa bông hồng. Trong trắng, có đốm đen trông như mè?

Đáp án: Thanh long.

Câu 4: Vừa bằng đốt tay. Thay lay bọng máu. Đến mùa tháng sáu. Con cháu được ăn. Là gì?

Đáp án: Quả sim.

Câu 5: Con gì sống mũi mọc sừng. Mình mặc áo giáp khỏe không ai bằng?

Đáp án: Tê giác.

Câu 6: Cây to lá nhỏ chiền chiền. Non ăn, già bán lấy tiền mà tiêu. Là cây gì?

Đáp án: Tre.

Câu 7: Trên đầu đội sắc vua ban. Dưới thì yếm thắm, dây vàng xum xoe. Thần linh đã gọi thì về. Ngồi trên mâm ngọc, gươm kề sau lưng? Là gì?

Đáp án: Gà trống cúng.

Câu 8: Con gì có đuôi, có lông. Trẻ già trai gái đều cùng mang theo. Là con gì?

Đáp án: Mắt.

Câu 9: Thân dài lưỡi cứng là ta. Hữu thủ vô túc, đố là cái chi? Là gì?

Đáp án: Cái cuốc.

Câu 10: Vốn nó thì ở rừng xanh. Đem về hạ bạn kết thành một đôi. Ra đường kẻ trước người sau. Về nhà thì ấp lấy nhau mà nằm. Là gì?

Đáp án: Đôi quanh gánh.

Câu 11: Mình rồng, đuôi phụng le te. Mùa Đông ấp trứng, mùa Hè nở con. (Là gì?).

Đáp án: Cây cau.

Câu 12: Cày trên đồng ruộng trắng phau. Khát xuống uống nước giếng sâu đen ngòm? (Là cái gì?).

Đáp án: Bút mực.

Câu 13: Hè về áo đỏ như son. Hè đi thay lá xanh non mượt mà. Bao nhiêu tay toả rộng ra. Như vẫy như đón bạn ta đến trường. (Là cây gì?).

Đáp án: Phượng.

Câu 14: Đố ai cũng khách thoa quần. Đạp luồng sóng dữ, đuổi quân giặc thù. Cửu Chân nức tiếng ngàn thu. Vì dân quyết phá ngục tù lầm than? Là ai?

Đáp án: Bà Triệu.

Câu 15: Bốn cột tứ trụ. Người ngự lên trên. Gươm bạc hai bên. Chầu vua thượng đế. Là gì?

Đáp án: Con voi.

Câu 16: Ao tròn vành vạnh. Nước lạnh như tiền. Con gái như tiên. Trần mình xuống lội? (Là cái gì?).

Đáp án: Bánh trôi.

Câu 17: Thân dài thượt. Ruột thẳng băng. Khi thịt bị cắt khỏi chân. Thì ruột lòi dần vẫn thẳng như rươi? (Là cái gì?).

Đáp án: Bút chì.

Câu 18: Con gì có thịt không xương. Đằm trong nắng dãi, mưa tuôn chẳng nề. Hiên ngang đọ sức thủy tề. Giữ cho đồng ruộng bốn bề xanh tươi.

Đáp án: Con đê.

Câu 19: Cây khô một lá bốn năm cành. Đường đi khúc khuỷu nhọc tay anh. Gặp kẻ tiểu nhân buồn chẳng nói. Chờ người quân tử mới dương danh. Là gì?

Đáp án: Cây đàn.

Câu 20: Đố ai nêu lá quốc kì. Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời. Yếm, khăn đội đá vá trời. Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?

Đáp án: Hai bà trưng.

Câu 21: Lưng trước bụng sau. Con mắt ở dưới cái đầu ở trên. Là gì?

Tham khảo thêm  Tham khảo 10 tài liệu tham khảo bài thơ Qua Đèo Ngang lớp 7 đầy đủ nhất 

Đáp án: Cái chân.

Câu 22: Thuở bé em có 2 sừng. Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa. Ngoài hai mươi tuổi về già. Quá ba mươi lại mọc ra hai sừng. Là gì?

Đáp án: Mặt trăng.

Câu 23: Khi nhỏ, em mặc áo xanh. Khi lớn bằng anh, em thay áo đỏ. Là gì?

Đáp án: Quả ớt.

Câu 24: Vốn xưa ở đất sinh ra. Mà ai cũng gọi tôi là con quan. Dốc lòng việc nước lo toan. Đầy vơi cũng mặc thế gian ít nhiều. Là cái gì?

Đáp án: Ấm đất.

Câu 25: Đường ngay thông thống

Hai cống hai bên

Trên hàng gương

Dưới hàng lược

Đáp án: Cái mặt

Câu 26: Tên em không thiếu không thừa. Tấm lòng vàng ngọt, ngon vừa lòng anh. Là gì?

Đáp án: Quả đu đủ.

Câu 27: 5 thằng vác một đôi sào. Lùa đàn trâu bạch chạy vào trong hang. Là gì?

Đáp án: Ăn cơm.

Câu 28: Tám sào chống cạn. Hai nạng chống xiên. Con mắt láo liên. Cái đầu không có! Là gì?

Đáp án: Con cua.

Câu 29: Anh bên kia sông, em bên này sông. Anh đuổi cùng vòng, chẳng bắt được em? Là gì?

Đáp án: Cối xay.

Câu 30: Mình chuông vuông vắn. Tay ngắn chân dài. Trèo qua hai hòn động thiên thai. Hai tay ôm lấy nàng tiên nữ. Là gì?

Đáp án: Cái yếm đào.

Câu 31: Tôi ăn trước, tôi lại ăn thừa. Ngày ngày giúp chúa hầu vui nhọc nhằn. Là gì?

Đáp án: Đầu bếp.

Câu 32: Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng? Là gì?

Đáp án: Bàn chân

Câu 33: Đố ai giải phóng Thăng Long. Nửa đêm trừ tịch quyết lòng tiến binh. Đống Đa, sông Nhị vươn mình. Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh tơi bời?

Đáp án: Quang Trung.

Câu 34: Đầu đuôi vuông vắn như nhau. Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều. Tính tình chân thực đáng yêu. Muốn biết dài ngắn mọi điều có em? (Là cái gì?).

Đáp án: Thước kẻ.

Câu 35: Ở nơi cao nhất trên đầu. Chẳng đen như tóc, lại màu đỏ tươi. Lúc khỏe đẹp như mặt trời. Đến khi đau yếu màu tươi xám dần. Là gì?

Đáp án: Mào gà trống.

Câu 36: Vuông vuông cửa đóng 2 đầu. 100 thằng chệt lần hồi chui ra. Thằng nào không mũ thì tha. Thằng nào có mũ đem ra đốt đầu. Là gì?

Đáp án: Bao diêm.

Câu 37: Đố ai gian khó chẳng lùi. Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay. Mười năm Bình Định ra tay. Thành Đông Quan, mất vía bầy Vương Thông?

Đáp án: Lê Lợi.

Câu 38: Có đầu mà chẳng có đuôi. Có một khúc giữa cứng ruôi lại mềm. (Là cái gì?).

Đáp án: Đòn gánh.

Câu 39: Hạt gieo tới tấp. Rãi đều khắp ruộng đồng. Nhưng hạt gieo chẳng nảy mầm. Để bao hạt khác mừng thầm mọc xanh. (Là cái gì?).

Đáp án: Hạt mưa.

Câu 40: Thân em xưa ở bụi tre. Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra. (Là cái gì?).

Đáp án: Quạt giấy.

Câu 41: Ăn trước mà lại ăn thừa

Mỗi ngày hai bữa sớm trưa nhọc nhằn

Đáp án: Bát đĩa

Câu 42: Đem thân che nắng cho đời. Rồi ra mang tiếng là người chả khôn? Là gì?

Đáp án: Mành che cửa.

Câu 43: Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi?

Đáp án: Ngày mai

Câu 44: Con gì tết đến. Bay lượn hàng đàn. Báo hiệu xuân sang. Đã về rồi đó? Là con gì?

Đáp án: Chim én.

Câu 45: Củ tròn rất nhiều nhánh. Mặc áo bạc quanh thân. Rau xào mà có nó. Mùi thơm phảng xa gần. Là củ gì?

Đáp án: Tỏi.

Câu 46: Bốn cột một kèo. Cheo leo hũ nước mắm. Là gì?

Đáp án: Trâu đực.

Câu 47: Mỗi khi hè về. Là nó xuất hiện. Tiếng kêu sầu não. Buồn ơi là buồn. Là gì?

Đáp án: Con ve sầu.

Câu 48: Cổ cao cao, cẳng cao cao. Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh. Cảnh quê thêm đẹp bức tranh. Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi. Là gì?

Đáp án: Con cò.

Câu 49: Bốn cây cột đình. Hai đinh nhọn hoắt. Hai cái lúc lắc. Một cái tòng teng. Trùng trục da đen. Lại ưa đầm vũng? Là gì?

Đáp án: Con trâu.

Câu 50: Cây lum tum, lá loe toe. Mùa đông úp lại, mùa hè nở ra. Là cây gì?

Đáp án: Sen.

Câu đố dân gian hay

Đáp án: Vì con bò này cưỡi lên lưng con bò kia theo dây chuyền và vòng tròn nên mỗi con bò chỉ có 2 chân

Câu 51: Chẳng lợp mà thành mái. Chẳng cấy mà mọc đều. Già thì trắng phau phau. Non thì đen kin kít. Cái gì?

Đáp án: Mái tóc.

Câu 52: Một phen quét sạch quân Đường. Nổi danh Bố Cái Đại Vương thuở nào. Tiếc thay mệnh bạc tài cao. Giang sơn đành phải rơi vào ngoại bang? (Là ai?).

Đáp án: Phùng Hưng.

Câu 53: Vua nào mặt sắt đen sì?

Đáp án: Mai Hắc Đế.

Câu 54: Hai cô nằm nghỉ hai phòng. Ngày thì mở cửa ra trông. Đêm thì đóng cửa lấp trong ra ngoài. Là gì?

Đáp án: Đôi mắt.

Câu 55: Năm ông cùng ở một nhà. Tình huynh nghĩa đệ vào ra thuận hòa. Bốn ông tuổi đã lên ba. Một ông đã già mới lại lên hai. Là gì?

Đáp án: Bàn tay.

Câu 56: Giữa lưng trời có vũng nước trong. Cá lòng tong lội không tới. (Là gì?).

Đáp án: Trái dừa.

Câu 57: Có răng mà chẳng có mồm. Nhai cỏ nhồn nhồn cơm chẳng chịu ăn. (Là cái gì?).

Đáp án: Liềm/Lưỡi liềm

Câu 58: Vua nào trong thuở hàn vi ở chùa?

Đáp án: Lý Thái Tổ.

Câu 59: Vua nào thuở bé chăn trâu. Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành. Sứ quân dẹp loạn phân tranh. Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền.

Đáp án: Đinh Tiên Hoàng.

Câu 60: Da trắng muốt. Ruột trắng tinh. Bạn với học sinh. Thích cọ đầu vào bảng? (Là cái gì?).

Đáp án: Viên phấn.

Câu 61: Tám xóm nhóm lại hai phe. Chặt phần cây tre, bắc cầu một cột. Là gì?

Đáp án: Ðôi quang gánh.

Câu 62: Mình tròn tròn áo xanh tươi. Ở trong chứa nước ai ơi ngọt ngào. Đục ra rồi hãy uống vào. Làm nước giải khát ôi sao lạ kỳ! Là gì?

Đáp án: Quả dừa.

Câu 63: Lá chi không cội không cành. Chỉ có 1 lá, ta mình trao tay. Là gì?

Đáp án: Lá thư.

Câu 64: Lù lù mà đứng góc nhà. Hễ ai đụng đến thì oà khóc lên. Là gì?

Đáp án: Cối xay lúa.

Câu 65: Đá bên đá, nước chảy ra. Rì rào róc rách khúc ca nhạc rừng. Gọi sông, gọi suối: xin đừng! Đố các bạn, đố em cưng, gọi gì? Là gì?

Đáp án: Con khe.

Câu 66: Mình như quả cà sứt tai. Đàng Trong thì có, Đàng Ngoài thì không. Là gì?

Đáp án: Bánh trôi.

Câu 67: Quả tròn to, da xanh xanh. Ruột trong đỏ chót mát lành ai ơi. Hạt đen be bé thủi thui. Ăn vào hết háo, đoán vui xem nào? Là quả gì?

Đáp án : Dưa hấu.

Câu 68: Quả gì tên gọi dịu êm. Nhờ bầu sữa mẹ nuôi em thủa nào?

Đáp án: Vú sữa.

Câu 69: Quả gì áo tím mình tròn. Bung với đậu thịt ăn no ngon lành? Là quả gì?

Đáp án: Cà tím.

Câu 70: Chân đạp miền thanh địa. Đầu đội mũ bình thiên. Mình thì bận áo mã tiên. Ban ngày đôi ba vợ, tối nằm riêng kêu trời. Là gì?

Đáp án: Gà trống.

Câu 71: Đầu thì trọc lóc. Tóc mọc ở trong. Hai dây thòng lòng. Có trong nhà bạn? Đố là gì?

Đáp án: Bóng đèn

Câu 72: Cây chi nhánh sắt, cội ngà. Đố chàng nho sĩ biết là cây chi?

Đáp án: Cây dù.

Câu 73: Đầu đỏ, mỏ đen

Xuống tắm ao sen

Lên cày ruộng cạn

Đáp án: Cây bút

Câu 74: Chợ gì lửa khói nhắc nhau canh phòng?

Đáp án: Chợ Lái Thiêu

Câu 75: Tròn như quả mận. Da thì trắng lắm. Cho vào vại muối. Ăn rất là giòn. Đố bạn quả gì?

Đáp án: Cà pháo.

Câu 76: Vừa bằng một ôm. Không đầu có cổ không mồm có răng. Là gì?

Đáp án: Cái nơm.

Câu 77: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Viết bao nhiêu chữ, em mòn bấy nhiêu?

Đáp án: Viên phấn

Câu 78: Đầu đen như quạ. Dạ trắng như bông. Lưng thắt cổ bồng. Đít mang lọ nước. Là cái gì?

Đáp án: Đèn dầu.

Câu 79: Trạng nguyên nhanh trí ai bì. Đã từng ứng đối khi đi sư Tàu. Một đời trong sạch trước sau. Tiền vô chủ quyết vào chầu nộp kho. Là ai?

Đáp án: Mạc Đĩnh Chi.

Câu 80: Tám thằng dân vần cục đá tảng. Hai ông xã xách nạng chạy theo. Là gì?

Đáp án: Con cua.

Câu 81: Anh ngồi đâu em cũng ngồi hầu. Yêu em anh mới mớm trầu cho em. (Là cái gì?).

Tham khảo thêm  Cảm âm CÔ VÀ MẸ

Đáp án: Ống nhổ.

Câu 82: Đố ai trên Bạch Đằng giang. Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời. Phá quân Nam Hán tơi bời. Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?

Đáp án: Ngô Quyền.

Câu 83: Không phải gàu mà dùng để tát. Không phải quạt cũng để giải nồng. Không phải nong mà dùng để đựng. Không phải mũ cũng để đội đầu. Là gì?

Đáp án: Cái nón.

Câu 84: Nắng lửa mưa dầu ta không bỏ bạn. Tối lửa tắt đèn bạn lại bỏ ta. Là gì?

Đáp án: Cái nón.

Câu 85: Thân em nửa chuột nửa chim. Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay. Trời cho tai mắt giỏi thay. Tối đen tối mịt cứ bay vù vù? Là con gì?

Đáp án: Con dơi.

Câu 86: Từng phen khóc lóc theo cha. Rồi đem nợ nước thù nhà ra cân. Núi Lam tìm giúp minh quân. Bình Ngô Đại Cáo, bút thầm ra tay. (Là ai?).

Đáp án: Nguyễn Trãi.

Câu 87: Hai mẹ sinh ba chục con. Ở chung nhà mà còn sinh sự đánh nhau. Đánh nhau thì đánh trên đầu. Thiên hạ chạy tới coi lâu nó mòn. Là gì?

Đáp án: Cờ tướng.

Câu 88: Mười người thợ, lo đỡ mọi bề. Là gì?

Đáp án: Đôi chân.

Câu 89: Vốn dòng ái quốc xưa nay. Mà lòng giữ nước khi đầy khi vơi.

Đáp án: Bình nước.

Câu 90: Chân đỏ mình đen. Đầu đội hoa sen. Lên chầu Thượng đế. Là gì?

Đáp án: Cây nhang.

Câu 91: Con chi đánh thắng ông vua. Nhưng mà nó lại đánh thua thầy chùa? Là gì?

Đáp án: Con chấy.

Câu 92: Trên hang đá, dưới hang đá. Giữa có con cá thờn bơn. Là gì?

Đáp án: Cái miệng.

Câu 93: Vô thủ, vô vỉ, vô nhĩ, vô tâm. Gốc ở sơn lâm. Hay ăn thịt sống. Là gì?

Đáp án: Cái thớt.

Câu 94: Thân dài nhiều áo bọc quanh. Hàm răng tăm tắp xếp hàng cạnh nhau. Là gì?

Đáp án: Bắp ngô.

Câu 95: Quả gì buồn rũ một mình. Chả chia sẻ mới thật thương tình quả chi? Là quả gì?

Đáp án: Sầu riêng.

Câu 96: Con gì ở tận. Châu phi xa xôi. Muông thú bảo nhau. Nhìn thấy là chạy?

Đáp án: Sư tử.

Câu 97: Chặt không đứt. Bứt không rời. Phơi không khô. Chụm không đỏ. Là gì?

Đáp án: Nước.

Câu 98: Có càng mà chẳng có chân. Có hai con mắt to bằng ốc bươu. Là cái gì?

Đáp án: Kính đeo mắt

Câu 99: Cái đuôi hết ngắn lại dài. Tiếc chi cứ chắc lưỡi hoài vách phên. Tên thường tên chữ, hai tên. Đố bốn phía, đố ba bên tên gì? Là con gì?

Đáp án: Thằn lằn.

Câu 100: Mình đồng da sắt. Hai con mắt trên lưng. Cái chân giữa bụng. Là gì?

Đáp án: Con ốc sên.

Câu đố dân gian hay

Câu 101: Mình vàng mà thắt đai vàng. Một mình dọn dẹp sửa sang trong nhà. Là cái gì?

Đáp án: Cái chổi.

Câu 102: Một mẹ đẻ được bọc con. Đứa nào đứa nấy đầu tròn như nhau. Xót thương số phận thương đau. Nên chúng lần lượt đập đầu ra đi. Là gì?

Đáp án: Bao diêm.

Câu 103: Củ gì da cam. Thịt lại giòn giòn. Ăn thì ngon lắm. Lại sáng mắt cơ? Là củ gì?

Đáp án: Cà rốt.

Câu 105: Mặt như cái thớt, mình như cái mai. Cái răng khấp khiểng, cái tai thẳng đờ. Khi bài phú, khi ngâm thơ. Khi cúng ông nọ, khi thờ bà kia. Là gì?

Đáp án: Đàn nguyệt.

Câu 106: Vì nhà, vì nước giao tranh. Thanh gươm, yên ngựa, phá thành đốc quân. Sa cơ nào quản tấm thân. Mặc voi giày xéo, chết gần chồng con. Là ai?

Đáp án: Bùi Thị Xuân.

Câu 107: Đồng bạc, nước vàng. Con rắn nằm ngang. Lấy sào mà chọc. Nó ngóc đầu lên. Là gì?

Đáp án: Đèn dầu.

Câu 108: Vừa bằng cái đục đạc. Trong nạc ngoài xương. Thành thọ vô cương. Trong xương ngoài nạc. Là gì?

Đáp án: Quả ổi.

Câu 109: Chợ gì cứ mãi quanh co không về?

Đáp án: Chợ Bà Quẹo

Câu 110: Là cà màu đỏ ngoài da. Thịt cũng màu đỏ nghĩ mà hay hay. Nấu canh màu đỏ đẹp thay. Bạn ơi, hãy đoán, đoán ngay quả gì? Là quả gì?

Đáp án: Cà chua.

Câu 111: Da cóc mà bọc bột lọc. Bột lọc mà bọc hòn than. Là gì?

Đáp án: Quả nhãn.

Câu 112: Quả gì tròn trục. Quanh quả đầy gai. Ở trong có hạt đen thui. Ruột đỏ chon chót ai ơi quả gì? Là quả gì?

Đáp án: Gấc.

Câu 113: Lá gì ăn sống thì lành, nấu canh thì độc? Là lá gì?

Đáp án: Trầu.

Câu 114: Vừa bằng cái đục đạc. Trong nạc ngoài xương. Thành thọ vô cương. Trong xương ngoài nạc. Là gì?

Đáp án: Quả ổi.

Câu 116: Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy nhà trắng ở đâu?

Đáp án: Mỹ

Câu 117: Dáng tròn, to lớn đầy gai. Ở trong có múi vàng tươi mới kỳ. Chưa chín đóng cọc thơm ghê. Bổ ra ăn ngọt, cả nhà cùng ưa. Là gì?

Đáp án: Quả mít.

Câu 118: Mắt đầy quanh thân mới kỳ. Muốn ăn phải bỏ mắt đi đó mà. Xanh thì xào thịt đậm đà. Chín thì ngọt lịm, ăn thì thơm ngon. Là quả gì?.

Đáp án: Dứa.

Câu 119: Cái trống mà thủng hai đầu. Bên ta thì có, bên Tàu thì không. Là gì?

Đáp án: Cái váy.

Câu 120: Quả tròn trùng trục. Mặc áo nhẵn ghê. Bên trong chứa ngọc. Hạt nhiều nhiều ghê. Ăn vị chua ngọt. Thật ngon ngon là! Là quả gì?

Đáp án: Lựu.

Câu 121: Con gì cô Tấm mến thương. Khi chết lại gửi nắm xương giúp đời? Là con gì?

Đáp án: Cá bống

Câu 122: Đông y lừng tiếng y sư. Là ai?

Đáp án: Hải Thượng Lãn Ông

Câu 123: Sông gì thêm sắc, học trò tôn sư? Là sông nào?

Đáp án: Kinh Thầy

Câu 124: Nơi nào bát ngát hương sen. Giữa mùa hoa, Bác Hồ ta chào đời?

Đáp án: Làng Sen

Câu 125: Thác gì đôi bạn tâm giao. Bao năm thân thiết nay đành chia ly?

Đáp án: Cam Ly

Câu 126: Chúm chím đôi cánh hồng đào. Khi vui nở nụ, trông vào càng tươi. Là gì?

Đáp án: Nụ cười

Câu 127: Cái gì người mua biết, người bán biết, người xài không bao giờ biết?

Đáp án: Quan tài

Câu 128: Nơi nào giữa chốn đô thành. Bác vì dân, nước, lên tàu bôn ba? Là nơi nào?

Đáp án: Bến Nhà Rồng

Câu 129: Đông du khởi xướng, bôn ba những ngày? Là ai?

Đáp án: Phan Bội Châu

Câu 130: Nếu mà đem thả. Bay ngay lên trời. Tham dự cuộc vui. Biết đưa thư đấy! Là con gì?

Đáp án: Chim bồ câu

Câu 131: Một sông chín ngọn rồng thiêng. Chung nguồn, chung cội Thái, Lào, Việt, Miên? Là sông gì?

Đáp án: Cửu Long

Câu 132: Núi gì đứng đó bao năm chờ chồng? Là núi nào?

Đáp án: Vọng Phu

Câu 133: Mình vạc mặc áo cánh tiên. Ngày năm bảy vợ, tối về lẻ loi. Là gì?

Đáp án: Con gà trống

Câu 134: Nữ thời công hạnh dung ngôn. Xuất giá theo chồng phụng sự mẹ cha. Là gì?

Đáp án: Dâu tằm

Câu 135: Ngựa ai phun lửa đầy đồng?

Đáp án: Thánh Gióng

Câu 136: Nhỏ thì trắng phau phau. Lớn thì đen thậm thụi. Già thì trụi lùi lụi. Là gì?

Đáp án: Hàm răng

Câu 137: Chim gì sống ở ao hồ. Có tên kỳ cục là bồ không sâu? Là con gì?

Đáp án: Chim Bồ Nông

Câu 138: Vì không có mũ đội trên đầu. Nên chịu thân hèn phận bọ sâu. Có mũ đội đầu, râu lại vểnh. Đề huề con cháu…có chi đâu. Là gì?

Đáp án: Con ong

Câu 139: Cầu gì kết nối hai bờ sông hoa? Là cầu nào?

Đáp án: Long Biên

Câu 140: Nhà giàu có mấy chiếc tàu. Con ở dưới đất, mẹ sanh trên đầu. Là gì?

Đáp án: Cây chuối

Câu 141: Chợ gì đèn sách chẳng lo?

Đáp án: Chợ Gò Dầu

Câu 142: Thân thì mũm mĩm. Da thịt mịn màng. Sinh trên đồng làng. Lại bảo là tây. Là củ gì?

Đáp án: Củ khoai tây

Câu 143: Vỏ ngoài như đất. Ruột rất ngọt ngon. Xanh chín một màu. Nhìn vào đố biết. Là quả gì?

Đáp án: Hồng xiêm

Câu 144: Tên nghe như một dòng sông. Thịt đỏ, da đỏ màu son quả gì?

Đáp án: Hồng

Câu 145: Cái gì của người con gái lúc nào cũng ẩm ướt?

Đáp án: Cái lưỡi

Câu 146: Cái gì ở giữa bầu trời và trái đất?

Đáp án: Chữ và

Câu 147: Ở đâu năm cửa nàng ơi. Thăng Long thành cũ bây giờ ở đâu?

Đáp án: Hà Nội

Câu 148: Cái gì dáng vẻ nhu mì. Chừng khi tức giận, ê hề những kim?

Đáp án: Cá nhím

Câu 149: Trổ bông thì ở trên cao. Mà trái đâm nhào ở dưới đất sâu. Là củ gì?

Đáp án: Lạc

Câu 150: Tối ngày lo việc nước. Giúp sự sống con người. Một thân đơn chiếc quanh đời. Vui thời ai biết, buồn thời ai hay. Là gì?

Tham khảo thêm  Tứ Thơ Là Gì - Tứ Và Cấu Tứ Trong Thơ

Đáp án: Gàu múc nước

Gàu múc nước

Gàu múc nước

Câu 151: Tròn tròn như lá tía tô. Đông Tây Nam Bắc đi mô cũng về? Là gì?

Đáp án: Cái nón lá

Câu 152: Quanh năm làm bạn với trời. Thân thì to lớn, mình kề hướng tây? Là biển gì?

Đáp án: Đại Tây Dương

Câu 153: Ngày xưa ta ở trên trời. Cạnh chị Hằng đó em thời biết không? Huyền về, thành cái dài thòng. Hai em hái mận hái hồng về ăn? Là cái gì?

Đáp án: Ngôi sao

Câu 154: Chân gì chân bước không quen gập ghềnh?

Đáp án: Gò Vấp

Câu 155: Có chân mà chẳng biết đi. Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi. Là gì?

Đáp án: Cái ghế

Câu 156: Đố ai Yên Thế hùng thiêng. Phất cờ khởi nghĩa ở cùng Lạng Giang. Khi mai phục, lúc trá hàng. Làm quân cướp nước hoang mang điên đầu. Là ai?

Đáp án: Hoàng Hoa Thám

Câu 157: Con gì cánh mỏng, đuôi dài. Lúc bay lúc đậu cánh thời đều giương? Là con gì?

Đáp án: Chuồn chuồn

Câu 158: Theo dòng nước chảy muôn nơi. Đắp bồi bờ bãi, ngô khoai mượt mà. Là gì?

Đáp án: Phù sa

Câu 159: Cô kia con cái nhà ai. Mình to, họng nhỏ, lỗ tai đeo trằm. Đứng bên nghe tiếng ầm ầm. Vừa múa vừa hát, rầm rầm mưa rơi. Là gì?

Đáp án: Cối xay lúa

Câu 160: Sông đầy vơi chỉ một từ. Mà sao lại bảo ba dòng tâm tư?

Đáp án: Ba Lòng

Câu 161: Cong cong như thể cây cung. Tam màu, ngũ sắc lung linh lạ thường?

Đáp án: Cầu vồng

Câu 162: Con gì đuôi ngắn tai dài. Mắt hồng lông mượt, có tài chạy nhanh. Là con gì?

Đáp án: Thỏ

Câu 163: Cái gì tay trái cầm được còn tay phải không cầm được?

Đáp án: Tay phải

Câu 164: Ấu nhi tập trận cỏ tranh làm cờ. Là ai?

Đáp án: Đinh Bộ Lĩnh

Câu 165: Là chim lại chẳng biết bay. Sống thì to nhất trong bầy loài chim. Sa mạc sinh sống thành đàn. Châu Phi có nó, người dân tự hào. Là con gì?

Đáp án: Đà điểu

Câu 166: Con trai có gì quý nhất?

Đáp án: Ngọc trai

Câu 167: Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch Đằng? Là ai?

Đáp án: Yết Kiêu

Câu 168: Cắm vào run rẩy toàn thân. Rút ra nước chảy từ chân xuống sàn. Hỡi chàng công tử giàu sang. Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra. Là cái gì?

Đáp án: Tủ lạnh

Câu 169: Nơi nào nắng biển trong lành. Bác dạy đàn trẻ học hành tiến nhanh?

Đáp án: Phan Thiết

Câu 170: Thác gì ở tận Tây Nguyên. Nước làm ra điện, sáng bừng quê hương?

Đáp án: Jaly

Câu 171: Quê em lắm mít nhiều dừa. Một bên nước ngọt, một đàng biển xanh. Là ở đâu?

Đáp án: Bến Tre

Câu 172: Sông gì mẹ Suốt đưa đoàn quân sang? Là sông nào?

Đáp án: Nhật Lệ

Câu 173: Núi nào bị chặt ra từng khúc?

Đáp án: Thái Sơn

Câu 174: Sông gì tên khiến lòng người vấn vương? Là sông nào?

Đáp án: Thương

Câu 175: Dáng đi lạch bạch. Sáng sớm ra đồng. Bơi có giỏi không. Mò tôm, bắt cá. Là con gì?

Đáp án: Con vịt

Câu 176: Cái gì trông giống đồng hồ. Xưa nay cùng với bản đồ bạn thân. Lên rừng xuống biển rất cần. Bắc nam hai ngả, phân chia rõ ràng? Là gì?

Đáp án: La bàn

Câu 177: Con gì dài ngắn khác nhau. Người người là bạn đi đâu có mà. Tên nghe thì ngọt lắm nha. Tớ đố bạn đấy đoán là con chi? Là gì?

Đáp án: Con đường

Câu 178: Đố bạn chuột nào đi bằng 2 chân?

Đáp án: Mickey

Câu 179: Một nhà, hai cửa như nhau. Chẳng hề phân biệt: cùng vào, cùng ra. Suốt đời làm gió thoảng qua. Cửa mà hết gió, chủ nhà chết toi. Là gì?

Đáp án: Cái Mũi

Câu 180: Một mình nằm trong tháp. Tính nhút nhát lạ thường. Mỗi lần có việc qua đường. Cõng luôn cả tháp đi luôn bên mình. Là con gì?

Đáp án: Ốc vặn

Câu 181: Trông xa tưởng là mèo. Lại gần hóa ra chim. Ban ngày ngủ lim dim. Ban đêm rình bắt chuột. Là con gì?

Đáp án: Chim cú mèo

Câu 182: Nước ta em đã thuộc làu. Kể xem những tỉnh tận cùng có “Giang”. Giang nào đối mặt phía Nam? Là ở đâu?

Đáp án: Bắc Giang

Câu 183: Đền còn tên gọi Ỷ Lan. Do bà Thái hậu Linh Nhân dựng thành?

Đáp án: Bà Tấm

Câu 184: Hoa gì mùi rất cay nồng. Lá hình mũ sắt, nặng lòng yêu quê?

Đáp án: Sen cạn

Câu 185: Quanh năm làm bạn đất trời. Dạn dày sương gió, chẳng ngơi tay làm. Nước, phân, đất, giống đảm đang. Làm ra khoai lúa, giỏi giang ai bằng?

Đáp án: Nông dân

Câu 186: Ba lần ở ẩn Chí Linh. Mười năm khởi nghĩa, tan tành giặc Minh. Là ai?

Đáp án: Lê Lợi

Câu 187: Vịnh nào có nước mắm ngon. Xa nhau tình vẫn vấn vương mặn nồng?

Đáp án: Phan Thiết

Câu 188: Quả gì mặc áo vàng tươi. Rớt bị bà già, người ở bên trong?

Đáp án: Trái thị

Câu 189: Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?

Đáp án: Mỵ Châu

Câu 190: Vật gì giống hệt như người. Không ăn, không uống ấy là vật chi?

Đáp án: Bù nhìn

Câu 191: Nơi nào giữa chốn đô thành. Bác vì dân nước lên tàu bôn ba. Là nơi nào?

Đáp án: Sài Gòn

Câu 192: Hoa gì đến bước mặt trời. Xoay tròn theo sắc nắng vàng tháng năm?

Đáp án: Hướng dương

Câu 193: Sông nào Tây Tạng phát sinh. Vượt Lào, Miên, Việt chạy ra Thái Bình. Hai dòng Tiền – Hậu mênh mông. Xèo tay chín cửa nặng tình phù sa.

Đáp án: Cửu long

Câu 194: Chợ gì giành giật, xúm nhau?

Đáp án: Bến Thành

Câu 195: Chèo đò nhưng chẳng thấy đò. Con thuyền kiến thức đưa trò sang sông? Là nghề gì?

Đáp án: Giáo viên

Câu 196: Có lưỡi mà chẳng có răng. Vật mềm, vật rắn cấn phăng sá gì? Là gì?

Đáp án: Con dao

Câu 197: Bánh gì trong vắt có tôm. Ai ăn cũng thích, ai nhìn cũng ưa?

Đáp án: Bột lọc

Câu 198: Một trong tám cảnh Tây Hồ. Đền thờ thần Trống Đồng xưa tên gì?

Đáp án: Đồng Cổ

Câu 199: Nghề gì tựa đấng mẫu từ. Người thì khám bệnh, người thì kê toa?

Đáp án: Bác sĩ

Câu 200: Một bước lên tận chân trời. núi gì cao nhất trên đời, hỡi ai?

Đáp án: Everest

Từ khóa tìm kiếm : câu đố việt nam, cơ cấu dân số việt nam theo độ tuổi, câu đố dân gian việt nam về ngày tết, cơ cấu dân số theo độ tuổi ở việt nam, độ dài trung bình của cậu nhỏ việt nam, cau do viet nam, câu đố dân gian việt nam, dưới chế độ thực dân phong kiến giai cấp nông dân việt nam có yêu cầu bức thiết nhất là gì, cơ cấu dân số việt nam 2017 theo độ tuổi, câu đố khó nhất việt nam co dap an, câu đố dân gian việt nam và đáp án, câu đố lịch sử việt nam, câu đố dân gian việt nam có đáp án, độ dài trung bình cậu nhỏ việt nam, những câu đố về địa lý việt nam, cơ cấu dân số việt nam 2016 theo độ tuổi, câu đố khó nhất việt nam, câu đố việt nam có đáp án, những câu đố hay nhất việt nam, câu đố nhân gian việt nam, những câu đố dân gian việt nam, câu đố về văn học việt nam, những câu đố dân gian việt nam có đáp án, câu đố về lịch sử việt nam, bản đồ việt nam trên quả địa cầu, sơ đồ cấu trúc hệ thống chính trị việt nam, cau do dan gian viet nam, câu đố về ngày nhà giáo việt nam, các câu đố dân gian việt nam, 1350 câu đố dân gian việt nam, những câu đố về lịch sử việt nam, cầu thủ việt nam bán độ, cau do viet nam vui, những câu đố khó nhất việt nam, cầu thủ bán độ việt nam, các câu đố việt nam, những câu đố về cầu thủ bóng đá việt nam, những câu đố việt nam hay nhất, ngõ 24 nghĩa đô, cầu giấy hà nội, việt nam, câu đố việt nam hay nhất, cơ cấu dân số việt nam theo độ tuổi 2016, các cầu thủ việt nam bán độ, nhung cau do hay nhat viet nam, những câu đố vui hay nhất việt nam, câu đó dân gian việt nam, nhung cau do dan gian viet nam, kho tàng câu đố việt nam, câu đố vui dân gian việt nam, cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của việt nam, cơ cấu dân số việt nam 2014 theo độ tuổi

Rate this post