Làm thế nào để viết được một Bản báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện đúng chuẩn? Ngành điện Việt Nam là ngành như thế nào? Đâu là những nhân tố tác động tới ngành điện tại Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi này thông qua bài biết dưới đây nhé!

Trong những năm qua, ngành điện Việt Nam đã đạt được những thành công đáng khích lệ với sản lượng điện sản xuất ngày càng tăng và chất lượng dịch vụ điện ngày càng được cải thiện. Đây là ngành công nghiệp chiến lược, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó còn là động lực thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp khác và là ngành công nghiệp không thể thiếu được đối với cuộc sống con người.

I. 10 mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện mới nhất

1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Điện khí hóa – Cung cấp điện

Báo cáo đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Điện khí hóa – Cung cấp điện” để nghiên cứu. Theo đó, báo cáo đã đi sâu nghiên cứu về hệ thống điện của Công ty Cổ phần Vinacapé Biên Hòa.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Điện khí hóa – Cung cấp điện

Download tài liệu

2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho công ty may Đông Thành

Đề tài Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho công ty may Đông Thành đã được lựa chọn và nghiên cứu thực hiện báo cáo. Báo cáo đã tìm hiểu về quá trình hoạt động của thiết bị điện phục vụ trong xí nghiệp của công ty và cách thức thiết kế hệ thống chiếu sáng tại đây.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho công ty may Đông Thành

Download tài liệu

3. Báo cáo thực tập ngành điện tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Quang Thái

Báo cáo trên đã tìm hiểu và thực hiện đề tài Báo cáo thực tập ngành điện tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Quang Thái. Được thành lập từ năm 2000 và hoạt động cho đến nay, công ty Quang Thái luôn tự hào với đội ngũ cán bộ công nhân viên tay nghề cao, có chính sách phát triển công ty theo đường lối đúng đắn.

Báo cáo thực tập ngành điện tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Quang Thái

Download tài liệu

4. Báo cáo thực tập ngành điện tại Công ty Vạn Thành An

Báo cáo thực tập ngành điện tại Công ty Vạn Thành An là báo cáo của bạn sinh viên. Theo đó, báo cáo đi sâu giải quyết vấn đề thi công lắp đặt điện cho khu chung cư cao cấp Materi Thảo Điền cho công ty Vạn Thành An phụ trách.

Báo cáo thực tập ngành điện tại Công ty Vạn Thành An

Download tài liệu

5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Thiết bị điện – điện tử và Bộ môn điều khiển tự động 

Bạn sinh viên đã tìm hiểu và thực hiện báo cáo thực tập với đề tài Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Thiết bị điện – điện tử và Bộ môn điều khiển tự động. Theo đó, sinh viên đã được thực tập tại 4 nhà máy: Nhà máy dệt kim Đông Xuân ở Hà Nội, Nhà máy chế biến thức ăn gia sức Ngọc Hồi ở Hà Nội, Nhà máy xi măng Tam Điệp ở Ninh Bình, Nhà máy gang thép ở Thái Nguyên.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Thiết bị điện – điện tử và Bộ môn điều khiển tự động

Download tài liệu

Đọc thêm:

10+ mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện HOT năm 2020

10 mẫu báo cáo thực tập điện lạnh HOT dành cho sinh viên ngành điện

6. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành điện Việt Nam

Do tính chất cần nguồn vốn lớn để có thể duy trì hoạt động, ngành điện luôn cần có những giải pháp để đảm bảo về nguồn vốn cũng như cách thức thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành điện Việt Nam được bạn sinh viên lựa chọn để thực hiện báo cáo.

Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành điện Việt Nam

Download tài liệu

7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện tại Điện lực Thanh Trì, Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện tại Điện lực Thanh Trì, Hà Nội là đề tài được bạn sinh viên lựa chọn nghiên cứu. Cơ sở này có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và liên tục cho các hộ dân, các tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Thanh Trì.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện tại Điện lực Thanh Trì, Hà Nội

Download tài liệu

8. Thu hút và sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức trong ngành Điện Việt Nam

Vốn ODA (vốn viện trợ phát triển chính thức) là một trong những nguồn vốn bên ngoài rất quan tọng đối với sự phát triển của Việt Nam nói chung và ngành Điện nói riêng. Báo cáo thực tập trên đã nghiên cứu và thực hiện đề tài Thu hút và sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức trong ngành Điện Việt Nam.

Thu hút và sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức trong ngành Điện Việt Nam

Download tài liệu

9. Những ảnh hưởng của độc quyền ngành Điện đối với kinh tế xã hội

Những ảnh hưởng của độc quyền ngành Điện đối với kinh tế xã hội là đề tài bạn sinh viên lựa chọn để đi sâu nghiên cứu. Theo đó, báo cáo đi sâu tìm hiểu thế nào là độc quyền, ảnh hưởng từ sự độc quyền của những doanh nghiệp đối với kinh tế nước nhà và đặc biệt là đối với ngành Điện.

Những ảnh hưởng của độc quyền ngành Điện đối với kinh tế xã hội

Download tài liệu

10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Thực hành đo lường ngành Điện

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Thực hành đo lường ngành Điện là đề tài bạn sinh viên lựa chọn để đi sâu nghiên cứu. Theo đó, báo cáo đã khảo sát ảnh hưởng của kích thước van đến lưu lượng dòng chảy và khảo sát các đặc trưng của van khi độ chênh lệch áp đổi.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện: Thực hành đo lường ngành Điện

Download tài liệu

100+ mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện HOT năm 2020

Đặc điểm nổi bật của ngành điện Việt Nam là tính độc quyền cao.

II. Tổng quan ngành Điện Việt Nam

1. Nguồn cung sản xuất điện chủ yếu là thủy điện và nhiệt điện

  • Việt Nam là quốc gia đang phát triển với cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn hạn chế và các nghiên cứu khoa học chưa được hoàn chỉnh.
  • Nguồn cung sản xuất điện chủ yếu hiện nay là thủy điện và nhiệt điện, dựa vào các nguyên liệu hữu hạn trong tự nhiên như: than, dầu, khí ga tự nhiên, Hydro. Phần nhỏ còn lại là nhập khẩu điện và nguồn năng lượng tái tạo.
  • Vì còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố hữu hạn và liên quan tới thiên nhiên nên nguồn cung cấp điện của Việt nam chưa thực sự phong phú, nguồn năng lượng cung cấp điện bị giới hạn.

2. Ngành Điện luôn được coi là một ngành then chốt, trọng điểm

  • Một nền kinh tế phát triển phải gắn với sự phát triển của ngành năng lượng quốc gia nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển đất nước.
  • Tại Việt Nam, ngành điện luôn được coi là một ngành then chốt, trọng điểm và nhận được rất nhiều sự quan tâm của Nhà nước.
  • Những năm qua, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện của Việt Nam ngày càng cao và có xu hướng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP. Việc này đã đặt ra bài toán chiến lược lâu dài ổn định cho ngành điện.
  • Các chính sách đưa ra cần nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng, giảm thiểu tác hại đến môi trường nhằm tránh đi ngược lại xu hướng của thế giới.

3. Ngành điện có tính độc quyền cao

  • Đặc điểm nổi bật của ngành điện Việt Nam là tính độc quyền cao với Tập đoàn điện lực (EVN) do EVN gần như độc quyền trong khâu truyền tải và phân phối trong 4 khâu của ngành điện (đầu tư, phát điện, truyền tải, phân phối).
  • Các công ty sản xuất điện độc lập không được bán điện trực tiếp cho người tiêu dùng mà phải thông qua đàm phán, ký kết hợp đồng thỏa thuận với EVN.
  • Hầu hết các công ty điện trong ngành đều do EVN quản lý, điều tiết, phân bố nguồn sản lượng điện.

4. Ngành điện luôn có xu hướng cầu luôn vượt quá cung

  • Cơ chế giá do EVN độc quyền quyết định và điều chỉnh trong khung của Nhà nước nên giá điện hiện tại ở Việt Nam được xem là tương đối rẻ so với thế giới.
  • Việc giữ giá điện thấp đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng mạnh, tình trạng cầu vượt quá cung luôn xảy ra trong nhiều năm.
  • Nguồn cung điện lại gặp khó khăn do yếu tố thiên nhiên và nguồn nhiên liệu sản xuất như than lại sắp cạn kiệt.
  • Giá nhập khẩu điện từ nước ngoài lại cao hơn rất nhiều so với giá trong nước khiến sự chênh lệch về cung và cầu ngày càng lớn.
Ngành điện là ngành công nghiệp chiến lược, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Đọc thêm:

Làm thế nào để viết báo cáo thực tập điện công nghiệp?

Cách viết báo cáo thực tập thuế thu nhập doanh nghiệp

III. Những nhân tố tác động tới ngành điện Việt Nam

1. Áp lực từ phía nhà cung cấp

a. Yếu tố thời tiết khách quan quyết định sản lượng sản xuất từ Thủy điện

  • Thủy điện chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu đóng góp trong ngành điện.
  • Đối với các nhà máy thủy điện, sản lượng điện phụ thuộc vào lượng nước đổ vào các hồ chứa, do đó yếu tố thời tiết khách quan ảnh hưởng trực tiếp tới việc cung cấp nguồn điện năng.
  • Bên cạnh đó, tác động xấu đến môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, làm cho mùa mưa và mùa khô của Việt Nam cũng diễn ra phức tạp hơn.
  • Tình hình biến động bất thường của thời tiết chắc chắn sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến sản lượng điện từ thủy điện.

b. Trữ lượng than đang dần cạn kiệt, giá thành tăng tạo áp lực tăng giá điện

  • Đối với các nhà máy nhiệt điện, áp lực từ phía nhà cung cấp là chi phí sản xuất đầu vào tăng, đơn cử là giá than.
  • Với việc giá than nhập khẩu hiện đắt hơn khoảng 50% giá than trong nước, chi phí sản xuất điện từ than sẽ tăng lên rất nhiều và khả năng áp đặt giá là chắc chắn sẽ xảy ra.

2. Áp lực từ phía khách hàng: Khả năng áp đặt giá lớn của EVN và các công ty phân phối điện

  • EVN hoạt động với vai trò vừa là nhà đầu tư, nhà sản xuất và phân phối. Khách hàng của các công ty sản xuất điện do đó cũng chính là EVN. Theo đó, cơ chế vừa sản xuất vừa kinh doanh khiến cho EVN tạo ra áp lực từ phía cung cấp và áp lực từ phía khách hàng.
  • Với tư cách là khách hàng của các công ty sản xuất điện, EVN có khả năng áp đặt giá điện do bất kỳ thay đổi nâng giá điện nào cũng phải trình công văn lên EVN. 
  • Với vai trò là bình ổn giá điện trên thị trường, EVN và các công ty sản xuất sẽ thương lượng giá điện nhưng EVN vẫn là bên cuối cùng quyết định.
  • Cơ chế độc quyền này đang là vấn đề nan giải khi một số dự án không thể đi đến thống nhất về giá sản phẩm và làm chậm tiến trình thực hiện.

3. Cạnh tranh nội bộ ngành: Không có áp lực cạnh tranh từ công ty trong ngành

  • Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành điện Việt Nam được đánh giá là không thật sự mạnh mẽ.
  • Do nhu cầu về điện luôn lớn hơn cung khiến sản lượng tiêu thụ điện luôn thiếu. Các công ty không cần lo ngại về việc tiêu thụ như thế nào.
  • Các công ty trong ngành chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng giá, nhưng giá là do EVN quyết định.
  • Tính độc quyền của EVN cũng đang gây ra sự hạn chế trong việc cạnh tranh vốn rất yếu tại Việt Nam.

4. Áp lực từ công ty mới gia nhập ngành: Công ty mới gia nhập ngành sẽ chịu áp lực lớn

  • Áp lực lên các doanh nghiệp mới là rất lớn khi việc gia nhập ngành điện được đánh giá là không dễ dàng.
  • Trước khi tham gia vào ngành, công ty cần xác định rõ tiềm lực tài chính của mình và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư lớn.
  • Bên cạnh đó là đòi hỏi về chi phí đầu tư cho công nghệ cao, lựa chọn vị trí địa lý phù hợp và tìm kiếm nguồn nhiên liệu.
  • Thời gian xây dựng xong một nhà máy để đi vào hoạt động thường kéo dài vài năm, do đó thời gian thu hồi chi phí sẽ lâu hơn các hoạt động thông thường.
  • Rào cản từ pháp luật, các thủ tục hành lang pháp lý.
  • Cùng với đó là chịu sự giám sát chặt chẽ từ EVN về cả sản lượng lẫn giá thành.

5. Áp lực từ sản phẩm thay thế: Các nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong tương lai

  • Với chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, ứng dụng năng lượng đã và sẽ được chú trọng phát triển nhằm từng bước thay thế dần cá nguồn năng lượng truyền thống.
  • Một số nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió đã được áp dụng tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, ngành điện luôn được coi là một ngành then chốt, trọng điểm và nhận được rất nhiều sự quan tâm của Nhà nước.

IV. Thực hành viết báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện

Sinh viên chuyên ngành điện khi viết Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện đều cần thiết phải có những mục sau:

  • Giới thiệu mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu.
  • Tổng quan về cơ quan thực tập.
  • Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan thực tập.
  • Thực trạng của đề tài nghiên cứu hiện nay tại cơ quan thực tập.
  • Thực hành đề tài nghiên cứu.
  • Đưa ra giải pháp cho những vấn đề đã nghiên cứu được.
  • Kết luận đóng lại vấn đề thông qua việc tóm tắt những gì chuyên đề nghiên cứu đã làm được.
  • Mở ra vấn đề mới, có thể là những hướng nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển vấn đề.

Đọc thêm:

11+ mẫu báo cáo thực tập điện tử không thể bỏ qua

Báo cáo thực tập công ty du lịch

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất để giúp bạn bước đầu lên kế hoạch viết một báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện. Ngoài ra,123doc luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin, tài liệu chất lượng để nghiên cứu chuyên sâu và hoàn thành thật xuất sắc báo cáo thực tập của mình.  

By Admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *